Saturday, June 28, 2014

Tống Biệt Hành

.
TỐNG BIỆT HÀNH
.
THƠ: THÂM TÂM
NHẠC: THANH TRANG
TIẾNG HÁT: QUANG TUẤN
......
..
TỐNG BIỆT HÀNH
....
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?...
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng
...
Li khách! Li khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!
...
Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị, hai chị cùng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót
...
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…
...
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say….
..
thơ Thâm Tâm
.
(sưu tầm)
..

Thursday, June 26, 2014

Nha Trang trong mắt tôi

.TÙY BÚT CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG......
......

(Ảnh: Internet)..
.......
NHA TRANG TRONG MẮT TÔI..
..
Tặng những người Nha Trang,
Tặng những người yêu Nha Trang

NGUYỄN XUÂN HOÀNG
  
1.           
Mỗi chúng ta ai mà chẳng có một quê hương. Khi bỏ nước ra đi, chúng ta mang theo trong lòng một [những] khuôn mặt, một giọng nói, một màu áo, một tiếng rao quà … mà chúng ta không hề ngờ tới. Chỉ khi nào trái tim ta đau buốt vì thương cảm, hoặc nổ tung ra vì hạnh phúc ta mới chợt nhớ ra quê hương đang ở trong lòng ta. Cũng có khi quê hương sống dậy vì một chút nắng, hay một giọt mưa, một bãi cát [vàng] hay một con sóng biển, một mầu trời hay một tiếng nói mang âm hưởng của vùng quê ta, …lúc đó ta biết rằng không có chi ngăn nổi trí nhớ nóng bỏng của ta làm hiện ra những hình ảnh cũ. Bởi vì thật bất ngờ, đôi khi chỉ thoảng một “mùi hương” cũng đủ khơi dậy trong ta biết bao kỷ niệm quê hương.
...
Đối với tôi, thời tiết giá buốt những ngày cuối đông đầu xuân ở California gợi lại trong tôi biết bao điều về thành phố quê hương, nơi đã nhìn tôi lớn lên, đã thêu dệt trong tôi biết bao mộng ảo, đã đày đọa tôi tới chín tầng địa ngục.
..           
Nhatrang, đó là một thành phố của tình yêu và chia biệt, thành phố của những mối tình mùa hè, của những con sóng biển vô tình, những con dã tràng trên cát, những dấu chân bị nước cuốn đi không để lại một vết tích nào như thể trước đó nó không hề tồn tại ..    

2.           
Tôi là người có hai quê: cha tôi ở bên Thành, mẹ tôi ở N.H. Nhatrang nằm ở giữa. Đường đi lên Thành-Citadelle gần, nhưng đường từ Nhatrang đi N.H. xa hơn, cách nhau tới hai ngọn đèo, đèo Rù Rì và đèo Rọ Tượng. Mẹ tôi người Minh Hương. Và N.H. có thể nói là thị trấn của những người Minh Hương. Tính chất Minh Hương ấy hiện lên rất rõ trong những ngày lễ lạc. Cả một thị trấn chiếm một khúc ngắn trên quốc lộ Một và tỉnh lộ Hai Mươi Mốt này gặp ngày lễ lớn người ta thấy bay rợp trời những lá cờ Trung Hoa, họa hoằn lắm mới thấy một vài lá cờ Việt Nam . Và ngay cả những người dân sống trên con lộ chính này cũng là những người Hoa. Bà dì tôi đúng là một người Hoa, Hoa một trăm phần trăm, Hoa từ mái tóc ngắn kiểu “bôm bê” đến giọng nói, từ cách sống đến lối nghĩ, từ quần áo của bà mặc đến lối trang trí nhà cửa … Thế nhưng mẹ tôi, lạ thay không có chút mảy may Tàu. Trái lại bà có cái vẻ bề ngoài của một phụ nữ tây phương hơn là một người Á đông. Chỉ có y phục, cách ăn uống, cách dạy con, sự xuề xòa, giọng nói của bà là Việt Nam mà thôi. Bà giống một phụ nữ Việt nghèo khổ hơn là một người Hoa giàu có. [Những người Hoa trong thị trấn nhỏ này chỉ có người giàu chớ không có người nghèo].

Nhưng thi gian tôi ở với mẹ và cha tôi ít hơn là thời gian tôi ở với chú thiếm tôi ở thành phố Nhatrang. Và làng Quang Thạnh, quê của cha tôi, nơi tôi còn có những thân thích ruột thịt khác, những ông chú hiền lành, những ông bác khó tính, những bà cô khắc nghiệt, những người anh em họ hàng cùng lứa tuổi tôi gần gũi một cách nhạt nhẽo,... Tôi là một người khách lạ trong ngôi nhà trọ.

Cô Tám tôi, tên Hương là một người đàn bà khắc nghiệt. Bà có một hàm răng rất trắng, rất nhỏ và rất khít. Bà không ăn trầu như những người phụ nữ cùng thời với bà. Cô có một ngôi nhà lớn năm gian, đầy những bàn ghế tủ trang thờ bằng gỗ cẩn xà cừ, sạch sẽ như lau như ly, với một vườn cây ăn trái rộng như một khu rừng. Bà có hai người con gái, nhưng mỗi lần gặp tôi bao giờ bà cũng bảo “mày có muốn về ở với cô không?”. Tôi thưa với bà là tôi không hề muốn ở với bà, và tôi cũng chưa hề có ý định sống dưới một mái nhà với bà. Tại sao, tôi không biết. Mặc dù cô có hai người con, tôi có cảm tưởng như cô tôi không chồng, bởi vì tôi cũng không bao giờ nhìn thấy bóng ông Dượng tôi, và tôi cũng chẳng bao giờ nghe bà nói về ông Dượng của tôi. Tôi muốn biết tại sao nhưng không bao giờ dám hỏi. Cô tôi thường nói: “Tao muốn một đứa con trai cho nó ấm nhà ấm cửa. Mày có muốn làm con tao không?” Và tôi nhớ câu trả lời dứt khoát của tôi lúc đó là “Không!” “Tại sao?” Tôi không biết trả lời cô tại sao, nhưng tôi biết là tôi rất không thích cô. Hình ảnh của cô còn trong trí nhớ tôi đó là một phụ nữ nhỏ thó, ăn mặc rất sạch sẽ gọn gàng, da dẻ hồng hào và “ưa kiện tụng”. Gần như suốt đời cô là một chuỗi tháng năm lên toà xuống huyện. Hai người con gái của cô, mà tôi gọi là em, là những đứa bé gái xinh đẹp dễ thương. Sau này lớn lên, đôi khi tình cờ gặp lại hai cô em tôi, hai thiếu nữ duyên dáng, lạnh lùng, nhìn tôi như nhìn một người xa lạ.

Gần như cả ngôi làng đó chỉ gồm toàn những người trong dòng họ nhà tôi. Cái bánh xe nước trong phim “Chúng Tôi Muốn Sống” do Lê Quỳnh đóng với Mai Trâm và Thu Trang thuộc vùng đất nhà từ đường phía cha tôi.

Tôi không ở với cha tôi, mà cũng không ở với mẹ tôi. Tôi xa gia đình từ nhỏ. Tôi ở nhà chú tôi vì cha tôi muốn tôi ở nhà quê, và vì mẹ tôi muốn tôi “phải đi học”. Chú tôi làm việc ở toà tỉnh Nhatrang, lúc đầu nhà ở đường Hoàng Tử Cảnh, sau dọn về đường Yersin. Ông chỉ là một công chức thường, lương ba cọc ba đồng, còn thiếm tôi thì vì sức khoẻ kém, gần như chỉ suốt ngày quanh quẩn trong nhà lo cho đàn con. Vậy mà chú thiếm tôi phải nuôi thêm một miệng ăn ngoài một đàn con gần mười đứa, không một lời than vãn. Chú thiếm tôi rất thương tôi, những đứa em tôi, con của chú thiếm tôi, cũng tử tế với tôi như một người anh ruột. Nhưng tôi sớm nhận ra mình chỉ là một đứa bé lạc loài, một kẻ ăn nhờ ở đậu, một miệng ăn gây nhiều khó khăn cho một gia đình đông đúc. Và thế đó mà tôi lớn lên, lớn lên trong một đời sống tâm hồn khốn khổ, giữa một thành phố thơ mộng và đẹp đẽ là Nhatrang. Tôi không ở lâu trong một ngôi nhà nào. Mỗi nhà chứa tôi trong một thời gian ngắn. Tôi là đứa bé báo cơm, một cậu học trò thiếu sách vở, một thằng nhóc lẫn vào những đứa trẻ bụi đời... Ở lớp học ra, tôi không biết về đâu. Ngọn đèn buổi tối vàng om không chiếu sáng những trang chữ. Những bữa cơm nuốt trong vội vã, đôi đuã không biết thế nào là cá và thịt. Đêm luôn luôn dài hơn ngày. Bóng tối bao giờ cũng nhiều hơn ánh sáng.. Mọi người cười cười nói nói với tôi, nhưng mỗi câu nói cho tôi biết tôi là gánh nặng của gia đình nơi tôi ở trọ. Ai cũng nói “con ở đây, cứ tự nhiên như nhà của con”, nhưng người nghe đủ thông minh để nhận ra “con là gánh nặng mà ta không bỏ xuống được...” Những cuốn sách mượn của bạn, những tập vở xin của một thầy giáo, những cây bút nhặt được từ một đống rác... và.... Tôi hiểu vì sao tôi yêu những khóm dương trên biển hơn ngôi nhà, yêu bãi cát trên biển hơn chiếc giường tôi nằm chung với một đứa khác mỗi đêm...

3.           
Nhatrang, thành phố của biển xanh, và cát trắng, của rừng dương, rừng dừa, của Hòn Chồng, Cầu Đá, của cầu Hà Ra, Xóm Bống, của Tháp Bà, của Lương Sơn, Đồng Đế, ...Nhatrang, thành phố ấy bao giờ cũng dính chặt vào trí nhớ tôi.

Ngôi trường tiểu học là thiên đường của tuổi thơ, nơi đã cho tôi những tình bạn trong sáng mà giờ đây khi hồi tưởng lại tôi vẫn thấy ấm áp cả trái tim. Những Đoàn Lân, Lê Văn Quyền, Tôn Thất Lưu, Trần Lâm Cao, và Hà Thúc Nhơn, Duy Năng, Trần Ngọc Bích, Dương Hồng Ngọc, Trương Hồng Sơn, Nguyễn Đức Sơn, Huỳnh Tấn...những người bạn gái như Bích Ngô, Bích Hường, Hoàng Thị Ngọc Táo, Minh Nguyệt, ...những ông anh bà chị như Như Phú, Tuý Hoa, Dạ Khê, Nguyễn Hữu Trí, ...những đứa em Hoàng Bắc, Ngọc Trúc, Liên Châu, Chúc, ...và cả những người “yêu” Odette, Bạch Mai, Bích nếu tôi được phép gọi như thế. Những bạn ấy có người vẫn còn ở thành phố này nơi tôi đang sống, cũng có người đang ở những tiểu bang khác, những quốc gia khác…. Có người còn sống có người đã chết, nhưng dù đang có mặt tại đây nơi xứ lạ quê người, hay m tốt đẹp, trong sáng, và thơ dại, như thể chỉ có trong những chuyện cổ tích hơn là ngoài đời.

Nhatrang, tên gọi đó với tôi không phải chỉ một thành phố, đó là một gia đình. Không phải gia đình được định nghĩa là một tổ ấm gồm cha mẹ con cái và anh em. Gia đình tôi trong những ngày cắp sách đến trường là những ngôi nhà luôn luôn thay đổi. Có khi là nhà bà Dì trên Xóm Mã Lạng; có khi là nhà bà Cô ở Rạch Rau Muống. Có khi là nhà ông vẫn còn ở quê nhà bao giờ gặp lại hay nhắc đến cũng đều gợi lại trong tôi những tình cảChú ở Hoàng Tử Cảnh. Nếu những bữa cơm gia đình tôi đói tình thương thì chính những giờ học làm tôi no nê kiến thức và tình cảm.Những ông thầy bà cô tôi là những khuôn mẫu đẹp đẽ không bao giờ phai trong trí nhớ tôi. Cả một thành phố Nhatrang là gia đình tôi. Lớp học, bãi biển, rừng dương, bầu trời, ngọn gió, tình bạn,…. Đó mới chính là gia đình tôi…

4.           
Nhatrang, thành phố đó đã dạy cho tôi bài học đầu tiên về lòng nhân ái. Ông chú bà thiếm tôi là những người nhân ái như thế. Những người con của chú thiếm tôi cũng là những người nhân ái như thế. Nhưng tôi giống như một con vật bị săn đuổi vì thiếu cha, thiếu mẹ, chui rúc vào những hang động của tuổi thơ. Bãi biển đẹp nhất trên thế giới là nơi tôi tìm đến những ngày trốn học. Núp dưới bóng những gốc cây dừa, nằm giữa lùm cây trong rừng dương, hay ẩn mình trong hốc đá Hòn Chồng, tôi khám phá ra đời sống là một chuỗi những hạnh phúc và đớn đau, hay những đớn đau-hạnh phúc. Tôi thấy sự cô đơn trong đám đông và thấy cả nỗi ấm áp tình người trong sự cô độc. Tôi không phải là học sinh giỏi. Tôi càng không phải là một học sinh thông minh. Tôi chỉ là một đứa bé thấy thích thứ gì thì cố mà đi tìm hiểu cho ra thứ đó. Thủa đó tôi không tìm ra chữ nào phù hợp với suy nghĩ của tôi, nhưng gần đây tôi giật mình đọc được tựa đề một cuốn truyện dịch từ tác phẩm của Colleen McCullogh, The Thorn Birds, mà tôi rất “thích”: Tôi là một trong “Những con chim ẩn mình chờ chết”.

Tôi vẫn còn nhớ những ông thầy bà cô của tôi, những người đầu tiên dạy tôi đọc chữ, những người dạy tôi cách hiểu nghĩa và nhắc đến Nhatrang là nhắc đến một thành phố với lòng biết ơn của những đứa con. Thầy Cung Giũ Nguyên dạy tôi lòng yêu văn chương, thầy Điểm hội hoạ dạy tôi lòng yêu mầu sắc, thầy Dưỡng dạy tôi thế nào là âm nhạc, ...Biển Nhatrang dạy tôi thế nào là vẻ đẹp và sự tàn bạo của thiên nhiên. Nó cũng dạy cho tôi sự nhỏ bé của con người trước sự vĩ đại của trời đất. Biển Nhatrang là một cuốn sách mà tôi sẽ đọc hoài trong suốt cuộc đời tôi. Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung tôi thích nhất là câu “ngoài trời còn có trời”, tôi nhìn ra “ngoài biển còn có biển.”

5.           
Tôi xa Nhatrang đã lâu. Lâu lắm. Tôi đã đi nhiều nơi, nhiều thành phố, nhiều nước. Tôi đã gặp gỡ nhiều người. Những người thông minh, khôn ngoan, đẹp đẽ, giàu có, sang trọng. Những người nghèo khó, vô gia cư, vô nghề nghiệp. Những người tha phương gần gũi hơn với những ngưòi cùng khổ. Tôi cũng là nạn nhân của bọn người hãnh tiến cầu thực. Tôi đã sống với họ, đã chia xẻ nỗi đau với họ. Tôi khám phá ra hình như tôi , bọn ăn xổi ở thì. Nhưng thật ra, họ giàu hay họ nghèo, họ có chức tước danh vọng hay họ chỉ là những người thường dân vô danh ...bao giờ tôi cũng yêu thương họ. Yêu thương những con người bị đọa đày và tội nghiệp cho sự hãnh tiến của những kẻ số đỏ. Yêu thương sự chân thật lòng nhân ái của người này, và tha thứ những dối trá lọc lừa của người kia. Yêu thương cả những người trưóc đây từng chà đạp lên nỗi đau khổ của tôi. Cũng như tôi đã từng yêu thương những lằn roi xé thịt của cha tôi nhiều lần giáng xuống thân thể run rẩy của tôi, yêu thương những giọt nước mắt của mẹ tôi từng khóc vì tôi làm mẹ khổ.
             
Chính thành phố Nhatrang với biển khơi mênh mông của nó, rừng dương xanh đầy gai góc của nó, ...đã trở lại với tôi. Nhatrang ở trong trái tim tôi. Nó nhắc tôi nhìn ra sự phù du và phù phiếm, nó chỉ cho tôi “ngoài trời có trời”, “ngoài biển có biển”. Chiều nay, tôi đi một mình đến Huntington Beach, một chút biển ở Cali để tìm ra một chút biển Nhatrang. Trên chiếc cầu bắc cao trên bờ cát một buổi tối tôi đã nhìn thấy biển đêm, nhìn thấy quê hương tôi mờ mịt. Tôi quên mất quá khứ, tôi không có tương lai. Và hiện tại? Tôi là “con chim ẩn mình chờ chết”...
...
Nguyễn Xuân Hoàng
California 1 tháng Ba, 1996.
.

Thursday, June 19, 2014

Diên Hồng: Em muốn làm nàng Tiên

...
..
NÀNG TIÊN CỦA ANH
...
Em muốn là một nàng tiên
Bay lượn với đôi cánh mềm
Với trái tim chứa chan tình
Bằng đôi mắt dịu hiền 
..
Em muốn là một nàng tiên
Đến bên người trên đôi cánh vỗ
Ôm ấp cuộc đời khốn khổ
Ru giấc mộng đẹp triền miên

..
Em muốn là một nàng tiên
Của tuổi thơ không ưu phiền
Trái tim yêu thương trong suốt
Lời thơ ru giấc ngủ yên

..
Em muốn là một nàng tiên
Thoáng đến thoáng đi trong đêm
Nụ hôn trao người yêu dấu
Ủ ấp tình trong lãng quên.
..
Diên Hồng_Hoài Mai Phượng (ĐK 67).......
.

Thursday, June 12, 2014

Tôi là Thầy

...........

..
TÔI LÀ THẦY 
 ...
Tôi là Thầy ngay từ giây phút đầu tiên có một câu hỏi thốt ra từ miệng một đứa bé.
Tôi đã từng là nhiều người ở nhiều nơi.
Tôi là Socrates[1], khuyến khích tuổi trẻ Hy Lạp khám phá những điều mới mẻ bằng cách đặt câu hỏi.
Tôi là Anne Sullivan gom thu những bí mật của vũ trụ vào đôi tay rộng mở của Helen Keller.[2]
Tôi là Aesop và Hans Christian Andersen, đưa ra những chân lý thông qua những mu chuyện không thể nào kể hết.
Tôi cũng mang danh những nhân vật mà tiếng tăm và khuôn mặt đã phai mờ nhưng những bài học và tính cách của họ vẫn được lưu giữ mãi trong lòng học sinh.
Tôi đã từng rơi nước mắt hạnh phúc mừng đám cưới của những học sinh cũ, đã từng cười hân hoan trong lễ mừng thôi nôi con của họ và cũng đã từng đứng cúi đầu bối rối và đau khổ trước mộ huyệt của những học sinh còn quá trẻ.
Ngày ngày, tôi được xem như một diễn viên, một người bạn, một người điều dưỡng, một bác sĩ, một huấn luyện viên, một người sưu tầm những bài báo thất lạc, người cho mượn tiền, một tài xế, một chuyên gia tâm lý, bảo mẫu, một người tiếp thị, một chính khách và cũng là một nhà truyền giáo.
Mặc cho những bản đồ, đồ thị, công thức, động từ, những câu chuyện và những cuốn sách, tôi thật sự chẳng có gì để dạy bởi chính những học sinh của tôi tự tìm để học, và chính nhờ điều đó thế giới này mới cho họ biết họ là ai.
Tôi là một nghịch lý; tôi nói to nhất khi tôi đang lắng nghe. Những món quà lớn nhất tôi hằng mong mỏi là nhận được lời khen từ học sinh của tôi.
Vinh hoa phú quý không phải là mục đích của tôi, nhưng tôi là người suốt đời luôn đưa ra những yêu cầu để tìm kiếm cho học trò của tôi những cơ hội sử dụng tài năng của họ và đôi khi trong cuộc tìm kiếm mãi mãi đó phải chấp nhận sự thất bại.
Tôi là niềm may mắn nhất cho tất cả những ai nỗ lực.
Bác sĩ sản khoa được phép chào đón một sinh linh mới vào đời chỉ trong một giây phút diệu kỳ nào đó, còn tôi được phép nhìn thấy cuộc sống đó tái sinh mỗi ngày bằng những câu hỏi, những ý tưởng và những tình bạn mới.
Kiến trúc sư biết rằng nếu xây dựng cẩn trọng thì tòa kiến trúc của anh ta có thể đứng vững hàng thế kỷ, nhưng một người thầy biết rằng nếu xây dựng bằng niềm tin và lòng thương yêu, thì những gì ta dựng xây sẽ tồn tại mãi mãi.
Tôi là một chiến binh, ngày ngày chiến đấu trên chiến trường chống lại một thế lực gồm sự áp đặt, thụ động, nỗi sợ hãi, sự nhu nhược, định kiến, ngu dốt, và sự thờ ơ. Nhưng tôi có những đồng minh vĩ đại là: sự thông minh, óc tò mò, sự sáng tạo, cá tính, sự ủng hộ của phụ huynh, niềm tin, tình người và những nụ cười... Tất cả điều đó đã giúp tôi giương cao ngọn cờ bất khuất.
Và người mà tôi phải tri ân trong cuộc sống kỳ diệu mà tôi đã may mắn có được? Đó là các bậc phụ huynh. Bởi vì họ đã giao phó cho tôi một trọng trách bất tận: những đứa trẻ của họ.
Và như thế, tôi đã có một quá khứ giàu những kỷ niệm; một hiện tại đầy thách thức, phiêu lưu và mê say, bởi vì tôi được phép sống cuộc đời mình cho tương lai.
...
Tôi là thầy giáo... và tôi vẫn biết ơn điều đó mỗi ngày...
------------------------------------- 
..                                                         
[1] Nhà triết học Hy Lạp (~470- ~439)
[2] Anne Sullivan là một nhà giáo, bằng sự sáng tạo và kiên nhẫn đã dạy cho Hellen Keller - vốn mù, câm và điếc  từ 19 tháng tuổi, tính tình hoang dã  và vô kỷ luật - nhận thức được thế giới xung quanh mình và gọi tên được từng sự vật, dần dần bộc lộ được tài năng thiên phú và sau này trở thành một nhà văn nổi tiếng.

Nhị Tường dịch
...
(sưu tầm)

Tuesday, June 10, 2014

Truyện thiền: Con nhện và Đức Phật

...
..
...
CON NHỆN VÀ ĐỨC PHẬT
..
Có câu chuyện về nhện được chuyển kiếp thành người trải qua vô thường mất còn có không mới liễu ngộ được cái quý nhất trên đời như sau:
..
Con nhện giăng tơ trên một cành cây trước cửa Phật, một lần Phật đi ngang nhìn thấy mới hỏi con nhện "Theo ngươi thì cái gì quý giá nhất trên đời". Với chút tuệ căn sau một ngàn năm nghe kinh Phật, con nhện trả lời: "Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi".
Phật gật đầu, đi khỏi.
..
Một ngàn năm sau, Phật lại đến hỏi con nhện: "Ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi của ta?".
..
Trải qua một ngàn năm, ngày ngày nhìn thấy bao nhiêu người đến dâng hương cầu nguyện, bao nhiêu lời cầu nguyện là bấy nhiêu ước muốn của con người   Con nhện trả lời "Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi". Phật lại gật đầu rồi đi khỏi.
.. 
Trong một ngàn năm sau đó, có một hôm một làn gió mang hạt sương nhỏ đến đọng trên mạng nhện, con nhện nhìn ngắm giọt sương long lanh, lòng cảm thấy vui thích. Nó chưa bao giờ thấy vui sướng như vậy trong suốt ba ngàn năm qua. Nhưng rồi gió lại thổi đến, mang giọt sương đi mất, nhện cảm thấy đau khổ, mất mát và cô đơn.
..
Lúc này Phật lại đến và vẫn với câu hỏi ngày xưa, lần này nhện quả quyết trả lời "Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi". Lần này Phật không gật đầu mà lại nói với nhện "Vậy ta sẽ cho ngươi một lần sống kiếp người".
...
Và thế, nhện đầu thai thành con gái của Tể Tướng, xinh đẹp, duyên dáng, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. 
..
Một hôm, nhà vua quyết định mở tiệc mừng công chúa Trường Phong vừa tuổi trăng tròn ở vườn ngự uyển. Rất nhiều người được mời tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi. Tân khoa Trạng Nguyên Cam Lộc trổ tài cầm kì thi hoạ khiến mọi người đều thán phục. Nàng Châu Nhi cảm thấy đây thực sự là lương duyên mà Phật đã mang đến cho nàng.
..
Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc cũng cùng nhau hàn huyên tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
...
Châu Nhi về nhà, nghĩ Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao Cam Lộc lại không hề có cảm tình với nàng? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, còn Châu Nhi thì được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật lại tàn nhẫn với nàng như thế.
...
Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp. Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường : "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Rồi Chi Thụ rút gươm tự sát.
..
Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi có từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc ngắn ngủi thêm vào sinh mệnh ngươi mà thôi. Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa Phật, anh ta đã ngắm ngươi ba ngàn năm, yêu ngươi ba ngàn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"
..
Nhện biết được sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…
...
(Chuyện thiền sưu tầm – Không rõ tác giả)...
..
......

Thursday, June 5, 2014

Phương-Mai: Một Thời làm Thiếu nữ

ÁO LỤA VÀNG
Nhạc: Phạm Thế Mỹ
Khánh Ly hát
.
....

..
MỘT THỜI LÀM THIẾU NỮ
..                    .
Ngày xưa mặc áo lụa vàng
Người về đứng đợi trước trường Văn Khoa
Qua cầu một bước kiêu sa
Làm nghiêng giọt nắng chiều tà cuối sông
Buôn vương vương mãi ngô đồng
Ngày mai thay áo màu hồng cánh sen
Cây hoa hoàng hậu bên thềm
Người qua giấc mộng triền miên đêm dài
Theo mà chi hỡi người ơi
Aó còn xanh lắm màu trời thiên thanh
Mai thay màu lụa khói hương
Khói bay vào mắt hương nồng vành môi
Theo mà chi hỡi ơi người
Khi về nhớ lại nụ cười bâng khuâng                                                                  
Màu hoa cà chọn ngập ngừng                                                                     
Để rồi nhớ mặc xin đừng lãng quên                                                                         
Lãng quên ngày tháng bên thềm
Thương màu lụa tím bay trên nẻo về
Đường vô thành nội ai chờ
Đổi màu nguyệt bạch cho vừa lòng trăng  
Một tà lụa trắng vấng vương
Ai đem nhuộm hết tấm lòng tình si.

Đoàn Phương-Mai, ĐK 73 (France)

Tuesday, June 3, 2014

Tưởng Chừng Đã Quên

..
.Đalạt..
..
TƯỞNG CHỪNG ĐÃ QUÊN
..
TÁC GIẢ: NGUYÊN MINH
..
Gần ba mươi năm hầu như tôi không còn viết văn nữa. Đã quên đi cái thời thanh xuân từng làm tôi say mê chữ nghĩa. Ngồi nghĩ lại trong khoảng thời gian dài đăng đẳng, cả nửa đời người, tôi đã sống thế nào để lấp đi nỗi đam mê như một phần cuộc sống như da thịt mình. Sáng nay tôi ngồi trên căn gác gỗ ở vùng cao nguyên, nhìn những dãy đồi thông trước mặt, đang thay đổi màu sắc từng giây phút theo tia nắng ban mai. Cũng khung cảnh này, cũng những dãy núi chập chùng đó, một vài ngôi nhà ẩn hiện trong lùm cây nhưng từng màu sắc thay đổi khác nhau, mỗi suy tưởng của tôi cũng không dừng lại một chỗ.
..
Bỏ xa thành phố ồn ào, náo nhiệt. Gác đi những công việc sinh nhai hằng ngày cùng những phiền toái của cuộc sống. Tôi theo hai người bạn họa sĩ già lên Đà Lạt nghỉ ngơi. Họ cầm cọ vẽ, còn tôi tìm cho mình một chỗ ngồi yên tĩnh để viết lách. Bao nhiêu đề tài lấy từ cuộc sống bao nhiêu năm tháng như những cơn sóng biển cả dâng cao và ồ ạt vỗ vào bờ làm tôi ngợp ngàng. Không biết bắt đầu từ đâu, từ trong cuộc đời mình?

Sunday, June 1, 2014

Đố vui kỳ 9: hái ớt

...
ĐỐ VUI KỲ 9:
...       
Cô ĐK67 này từ xa về đang hái "trộm" ớt trong vườn của một người Thượng miền cao nguyên V N (tháng 5- 2014)
Đố các bạn, cô này là ai, học B mấy?
..
..
..
..
.