Saturday, July 18, 2009

Họa sĩ Lê Ký Thương

.
.L K T TỰ HỌA
.
....
MƠ MÌNH THÀNH HỌA SĨ
..
1.- Tháng mười, tiếng ểnh ương giục người gặt lúa. Cha lót ổ sau hè bên bụi chuối. Con từ nơi đó chào đời. Hương bưởi trong vườn phảng phất lưỡi dao tre. Bà mụ già run tay cắt rún. Giọt máu đầu đời con thấm sâu lòng đất ẩm. Biến thành những giấc mơ.

2.- Con lớn lên bằng nước cơm sôi và sữa mẹ thất thường. Ngày thôi nôi con cha mẹ nguyện cầu tám hướng bốn phương. Xin ơn Trên cho con chọn một nghề nhàn hạ. Chiếc nia bày những mẫu vật tượng trưng. Con toét miệng cười sung sướng chộp nắm xôi.
Nắm xôi tròn ôm trọn một giấc mơ con.

3.- Con thích rong chơi với những bạn chăn bò. Vô núi bẫy chim, ra đồng bắt dế.  Chơi những trò chơi trời cho dân dã. Có lần con được làm vua. Ngồi trên chiếc ngai vàng làm bằng đôi cánh tay của hai “đô lực sĩ”. Nhưng con không mơ mình là thiên tử. Con chỉ mơ luôn là “hoàng tử bé” của người lớn thôi.

4.- Hoàng tử bé thì rất thảnh thơi. Khi chán học i tờ hay tập tô theo nét chữ (bài học vỡ lòng cha dạy với hy vọng con mình lớn lên thành thầy thông thầy ký), con chạy ra đường ngồi trên trụ cây số trước nhà. Ngóng chờ cha mẹ cày thuê gặt mướn đồng xa mau về. Thương cha mẹ con mơ mình thành họa sĩ .

5.- Con thả giấc mơ lên bất cứ nơi nào có thể được. Với cục than trên tay, con biến mái nhà tranh thành tòa lâu đài, bữa cơm độn bắp khoai thành cao lương mỹ vị, chiếc áo lành cho cha, chiếc nón mới cho mẹ. tán đường cho các em, những giọt nước miếng thèm thuồng thành những cây kem... Con sung sướng thấy mình là ông Tiên... trong mơ.

6.- Con vẽ hoài, vẽ hoài những giấc mơ. Những giấc mơ không xa đời thực. Đầu đã bạc nhưng giấc mơ của con chưa hề thành hiện thực. Nên con cứ mơ hoài mơ hoài những giấc mơ.
..
L K T
..
.. ..
VÀI HÀNG VỀ HỌA SĨ LÊ KÝ THƯƠNG
.......
Họa sĩ Lê Ký Thương sinh năm 1947, tại Nha Trang. Năm 1959, anh bắt đầu học lớp căn bản về hội họa và cách dùng màu sắc với giáo sư Phan Quang Giật tại trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang, sau đó tự học lấy một mình.
Năm 1974, lần đầu tiên triễn lãm tranh (One-man exhibition) tại Trung Tâm Văn Hóa Pháp_Đalat.
Từ năm 1975 cho đến nay, anh vẫn vẽ và đã nhiều lần triễn lãm tranh tại Saigòn, hoặc cá nhân (One-man exhibition) hoặc cùng với các hoạ sĩ khác như Thân Trọng Minh, Rừng, Hồ Thành, Trương Thìn v..v...
..
Ngoài hội họa ra, Lê Ký Thương còn sáng tác và dịch thuật. Sau đây là một vài trong số các tác phẩm của anh:
- Bếp Lửa Còn Thơm Mùi Bã Mía (Tập thơ, xuất bản trước 1975)
- Một Nỗi Đau Riêng (dịch "A Personal Matter" của Kenzaburo Oe, giải Nobel Văn chương 1994.)
- Phù Thủy Xứ Oz (dịch "The Wizard of Oz" của Frank Baum)...
- Tiếng Vạt Kêu Mưa (Tiểu thuyết, Ý Thức xuất bản 2012)
- v ...v ...
.
..
MỜI XEM TRANH LÊ KÝ THƯƠNG
.
...
..THỜI THƠ ẤU 1
..
..
THỜI THƠ ẤU 2
.....
..
...
..THỜI THƠ ẤU 4..
..
..
.THÔI NÔI
..
..
CÙNG VUI
..
..

..
MỪNG RỠ
..
..
...
..HOÀNG TỬ BÉ.
.....
...
..THẢ GIẤC MƠ
..
..
VAI DIỄN
..
......
PHÚT LINH CẦU
.

Thursday, July 9, 2009

Tỉnh giác về cái chết


TỈNH GIÁC VỀ CÁI CHẾT
.
(Trích trong BÀI GIẢNG của ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA)...
 ..
"Ngay trong khi đang dệt vải
Người ta đi đến chỗ kết thúc
Với những sợi chỉ mảnh đã được dệt xong
Cuộc đời của con người cũng như vậy...."
- Lời Phật Thích Ca.
....
-----------------------....
"Bạn cần phải chấp nhận rằng sự chết là điều tất yếu trong cuộc đời này. Đức Phật đã khẳng định rằng:
'một nơi không có sự chết, là nơi không có thật, không có trên hư không, không có trong biển cả, cũng không có cả trong núi rừng'.
Nếu chấp nhận rằng sự chết là một phần của đời sống thì khi cái chết đến gần, bạn sẽ có thể đối diện nó dễ dàng hơn." .
.....
"Tôi thường nghĩ về cuộc đời tối đa là một trăm năm của một đời người, mà so với tuổi thọ của trái đất này thì đời sống của con người có là bao....."
"Cuộc đời một trăm năm, phần đầu là trẻ thơ, phần cuối là tuổi già, thường giống như một con vật, chỉ có ăn và lăn ra ngủ. Khoảng giữa kéo dài vài chục năm có thể sống một cách có ý nghĩa.
Đức Phật nói: 'Nửa cuộc đời người ta ngủ. Mười năm sống trong tuổi thơ. Hai mươi năm sống trong tuổi già. Trong mươi năm còn lại, đau buồn, than thở và lo nghĩ, chiếm nhiều thời gian, và hàng trăm thứ bệnh tật lấy đi nhiều thời gian hơn nữa'
....
"Để làm cho cuộc đời có ý nghĩa, hãy vui vẻ chấp nhận tuổi già và cái chết như một phần của cuộc đời mình. "
......
"Chúng ta thấy những con người được xem là những nhân vật lớn, như các bậc vua chúa, xây những lâu đài và những tòa nhà cao ốc, chúng ta thấy rõ ràng trong tâm trí của họ cho rằng họ sẽ sống mãi trong cuộc đời này. Hậu quả của sự tự lừa dối này là có thêm đau khổ và thêm rắc rối cho nhiều người khác. ".
......
"Đối với những người không tin có đời sống tương lai, việc suy ngẫm về thực tại cũng có ích lợi và có tính khoa học. Vì con người, tâm trí cũng như tất cả những hiện tượng đều có nhân duyên khác cùng thay đổi trong từng phút giây, điều suy ngẫm này dẫn đến khả năng phát triển bản thân theo hướng tốt. Nếu đời sống này không bao giờ đổi thay thì chúng ta sẽ mãi mãi chịu sự khổ đau. Khi ta biết rằng vạn vật luôn biến đổi thì dù ta đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn, ta vẫn có thể tìm thấy niềm an ủi trong sự hiểu biết rằng tình trạng đó sẽ không như vậy mãi mãi. Vì vậy không có việc gì phải tuyệt vọng." ......
...
"Nếu không nghĩ rằng mình có thể chết sớm, bạn sẽ rơi vào ảo tưởng thường tồn rằng “còn lâu mình mới chết” (I’ll die later on, later on). Khi đến lúc cuối cùng, dù có cố gắng thành tựu một điều giá trị nào đó, bạn sẽ không còn sức lực nữa.
......
"Nếu có ý thức mạnh về tính tất yếu và tính bất ngờ của cái chết thì bạn vận động được từ bên trong, giống như có một người bạn cảnh cáo mình vậy, “hãy cẩn thận, hãy thành tâm, một ngày nữa đã trôi qua” (Be careful, be earnest, another day is passing..)
.......
(Source: His Holiness Dalai Lama, Jeffrey Hopkins (2002) Advice on Dying and living a Better life, Atria Book, New York, USA.)..
......
N T sưu tầm