Friday, November 30, 2012

UNCHAINED MELODY 2

UNCHAINED MELODY
..
THE RIGHTOEUS BROTHERS
..

Tuesday, November 27, 2012

Vu Vơ

..
..
(hình: Internet)
.
Vu Vơ
..
Ta lang thang đi rong một thời
đi loanh quanh biết đâu niềm vui
bến bờ xa một hôm dừng lại
ngơ ngác trông về phía xa khơi
..                  
trên đôi vai bao nhiêu nhọc nhằn
ta trong ta chơi vơi ghập ghềnh
bụi đường mơ phai màu cỏ úa
dấu xưa xa mờ khuất đôi bờ
..
mây trên cao mây trôi mịt mùng
sương ban mai rơi trong ngại ngùng
nắng về trong mênh mông tiếc nuối
hát cùng ai khúc ca nghìn trùng
...
ta bơ vơ, ta như lạc loài..
chơi vơi trong biển khơi mệt nhoài
ngóng bờ xa như không như có
thế mới hay đời giấc mơ dài
..                
Tiểu Muội....

Sunday, November 25, 2012

Đóa Hoa khát vọng

....
..
ĐÓA HOA KHÁT VNG
.
TÁC GIẢ: KAHLIL GIBRAN
NHỊ TƯỜNG DỊCH 
.
Có một nàng hoa Violet yêu kiều và ngào ngạt hương sống bình yên giữa đám bạn bè, đong đưa một cách hạnh phúc giữa muôn hoa khác trong một khu vườn vắng. Một buổi sáng nọ, khi những cánh hoa vẫn còn lấp lánh những hạt sương đêm, nàng nghiêng đầu và ngó quanh; nàng bỗng thấy nụ hoa hồng xinh đẹp vươn người lên cao một cách tự hào giống như ngọn đuốc đang cháy tỏa ánh sáng rạng ngời.
.
Nàng hoa Violet hé đôi môi màu xanh da trời và nói: "Thật không may làm sao khi ta sinh ra trong kiếp hoa này, với một vị trí hèn mọn làm sao. Mẹ Tự Nhiên đã tạo ra ta sao ngắn ngủn và nghèo nàn thế này... ta sống lè tè ngay mặt đất và không thể nào vươn được lên bầu trời trong xanh, hay ngước mặt đón ánh mặt trời như những nụ hồng kia."
.
Và khi nụ Hồng nghe những lời của người bạn láng giềng này, nàng đã cười và phê phán, "Em nói nghe kỳ lạ làm sao. Em đã thật may mắn mà em không biết vận may của mình. Mẹ Tự Nhiên đã ban tặng cho em một sắc đẹp và hương thơm mà bà đã không cho bất kỳ ai khác... Hãy dập tắt ý nghĩ ấy đi, bằng lòng với chính mình và nhớ rằng ai tự hạ thấp mình sẽ được nâng lên và ai tự nâng mình lên sẽ phải bị đè bẹp."
Nàng hoa Violet trả lời, "Chị đang an ủi em bởi vì chị có được điều mà em ước ao... Chị còn định làm đắng lòng em với cái ý nghĩ chị là người vĩ đại... Thật đau đớn làm sao khi thuyết giáo về sự may mắn cho một trái tim đang đau khổ! Và mạnh mẽ thay khi đóng vai một kẻ dạy đời giữa kẻ yếu ớt."
.
Mẹ Tự Nhiên đã nghe thấy cuộc nói đối thoại giữa hoa Violet và hoa hồng; bà lại gần và nói: "Con gái violet của ta, điều gì đã xảy đến với con thế? Con đã từng rất ngọt ngào và khiêm cung trong tất cả những lời nói và hành động kia mà. Ðiều gì đã thâm nhập vào trong trái tim và làm cho con trở nên lạnh lùng thế kia?" Với một giọng bào chữa, Violet trả lời bà: "Ồ, người mẹ vĩ đại và nhân hậu, đầy lòng thương yêu và cảm thông, con van mẹ bằng tất cả trái tim và tâm hồn mình, hãy ban cho con một đặc ân và cho phép con được làm hoa hồng trong một ngày"
.
Mẹ Tự Nhiên đáp: "Con không hề biết điều con đang tìm kiếm; con không nhận nhức được tai họa tiềm ẩn đàng sau tham vọng mù quáng của con. Con sẽ hối hận nếu con là một hoa hồng, và khi đó việc ăn năn cũng là vô ích". Violet nài nỉ. "Hãy cho con thành một đóa hồng cao lớn, bởi vì con ước mong được ngẩng cao đầu với một niềm kiêu hãnh; đây sẽ là việc của riêng con, con bất chấp số phận mình ra sao." Mẹ Tự Nhiên quát lên: "Ðóa hoa violet bất trị và ngu dốt kia, ta sẽ cho mi được toại nguyện, Nhưng khi tai họa rơi xuống đầu mi, mi hãy than khóc với chính mình đấy"
Và mẹ Tự Nhiên vươn ngón tay huyền bí và kỳ diệu ra, chạm vào rễ của Violet, Violet lập tức biến thành một đóa hồng cao lớn, vươn lên trên tất cả những đóa hoa khác trong vườn.....
.
Bầu trời chiều bỗng dầy đặc mây đen, tiếng sấm dữ dội phá tan sự tĩnh lặng, một trận mưa như trút xuống khu vườn cùng những trận cuồng phong. Cơn bão dữ làm gãy nát cành và trốc gốc những cây hoa cao lớn, chỉ chừa lại những cây nhỏ nằm sát mặt đất thân thương. Khu vườn đơn độc ấy đã hứng chịu tai ương của những trận không chiến. Khi cơn bão tan đi, trời quang mây tạnh, tất cả những cành hoa kia nằm sõng sượt và không một cây nào có thể thoát khỏi cơn phẫn nộ của Tự nhiên ngoại trừ một nhóm violet nhỏ bé, náu mình bên cạnh bức tường của khu vườn...
.
Ngước đầu lên và nhìn thấy thảm kịch của các loài thảo mộc khác, một trong những đóa hoa violet mỉm cười hạnh phúc và lao xao với đồng loại: “Hãy nhìn cơn bão tố đã làm gì đối với những đóa hoa hợm hĩnh đây này!”. Một nàng violet khác nói: “Chúng ta tuy nhỏ bé, và sống lè tè dưới đất, nhưng chúng ta an toàn trước cơn thịnh nộ của bầu trời”. Và nàng violet thứ ba thêm vào, “Bởi vì chúng ta thấp bé nên cơn bão kia không thể nào đánh bại được”
.
Vào giây phút ấy, nữ hoàng của loài violet đã nhìn thấy bên cạnh mình đóa hoa violet “cải đạo” kia bị gãy gập sau cơn bão và đang quằn quại trên nền đất ẩm giống như một thương binh trên chiến trường. Nữ hoàng violet nhìn lên, gọi cả họ hàng và nói: “Hãy xem kìa, các con gái của ta, hãy suy nghiệm về những gì mà Sự Tham Vọng đã đối xử với đóa hoa Violet, kẻ đã trở thành hoa hồng trong một giờ. Hãy nhớ rằng cảnh tượng ấy là một lời nhắc nhở cho số phận tốt đẹp của các con.”
.
Ðóa hoa hồng đang hấp hối kia lay động và dồn hết tàn lực, khẽ nói:
.
“Các chị là người bằng lòng với mình, nhu mì và khờ khạo; tôi không bao giờ khiếp sợ bão tố. Ngày hôm qua, tôi cũng thế, đã hài lòng và mãn nguyện với Cuộc Sống, nhưng Sự Mãn nguyện đã như một thanh chắn, chặn giữa sự tồn tại của tôi và cơn bão dữ của Cuộc Sống, giam hãm tôi trong một sự bình yên bạc nhược và thiếu sinh khí và sự tĩnh lặng trong tâm hồn. Tôi có thể sống một cuộc sống như các chị đang sống bây giờ đây bằng cách bám chặt vào mặt đất với nỗi lo sợ... tôi có thể chờ cho mùa đông phủ tuyết lên mình và Thần Chết mang tôi đi, cũng như sẽ mang đi tất cả những hoa violet khác... giờ đây tôi đang hạnh phúc vì tôi đã vượt ra khỏi cái thế giới nhỏ bé của mình để khám phá được sự huyền bí của Vũ trụ.... Ðiều mà các chị chưa bao giờ đạt đến. Có thể là tôi đã quá nhiều Tham Vọng, nhưng tôi đã lắng nghe sự tĩnh lặng của màn đêm, tôi nghe bầu trời nói với trái đất rằng: Khát vọng vươn lên là mục đích chủ yếu của bản chất chúng ta. Vào giây phút đó tâm hồn tôi xao động và trái tim tôi mong mỏi vươn tới một vị trí cao hơn sự tồn tại hữu hạn của tôi. Tôi nhận ra rằng ở vực thẳm không thể nào nghe được bài ca của các ngôi sao, và chính giây phút ấy tôi bắt đầu chiến đấu chống lại sự nhỏ bé của mình và thèm khát những gì đã không thuộc về tôi, cho đến khi sự nổi loạn đã biến thành một sức mạnh vĩ đại, và sự ao ước biến thành một chí hướng... Tự Nhiên, là một đối tượng vĩ đại cho những giấc mơ sâu thẳm trong con người chúng ta, đã ban cho tôi một đặc ân và chuyển tôi thành một hoa hồng với ngón tay kỳ diệu của người."
.
Hoa hồng im lặng một chút, và bằng giọng nói yếu ớt, pha lẫn niềm kiêu hãnh và sự mỹ mãn, nàng nói:
.
"Tôi đã sống một giờ như một đóa hồng kiêu hãnh; tôi đã tồn tại trong một thời khắc như một nữ vương; tôi đã nhìn thấy Vũ trụ bằng con mắt của loài hoa hồng; tôi đã nghe tiếng thì thầm của bầu trời bằng đôi tai của đóa hồng và hứng ánh nắng với những cánh hoa hồng. Ở đây có ai có được vinh dự như thế?".
.
Nói xong những lời này, nàng gục xuống với một giọng nói gấp gáp: “Bây giờ tôi sẽ giã từ cuộc đời, bởi vì linh hồn tôi đã đạt được ước nguyện. Cuối cùng tôi đã mở mang được trí óc về một thế giới bao la vượt khỏi cái thế giới chật hẹp mà tôi sinh ra. Ðấy là mục tiêu của Cuộc Sống ... Ðấy là điều bí mật của Sự Hiện Hữu". Nói xong đóa hồng run rẩy, từ từ khép lại những cánh hoa, trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười tuyệt đẹp trên môi... một nụ cười tràn đầy niềm tin và hy vọng trong Cuộc Sống... một nụ cười của sự chiến thắng... một nụ cười của Thượng Ðế.
.
(sưu tầm)
..
 (Nguồn: Internet) ...

Thursday, November 22, 2012

Hai sắc hoa Tigon

HAI SC HOA TIGON
Thơ: T T Kh
Ging ngâm: Hoàng Oanh
..

Tuesday, November 20, 2012

Năm trong Một

(post lại 10- 04- 10)..............
...


...........
NĂM TRONG MỘT
......
BÀI VIẾT CỦA THẦY HÀ THÚC HOAN
.......
Học trường Quốc Học - Huế từ năm 1956 đến năm 1959, tôi đuợc may mắn thụ giáo nhiều vị thầy giàu kiến thức và đức hạnh. Qua hình ảnh quý thầy, tôi yêu nghề dạy học và thi vào Đại học Sư phạm để trở thành thầy giáo dạy Việt văn ở trung học và đại học. Sống và làm việc nhiều năm trong ngành sư phạm, tôi luôn luôn thao thức với câu hỏi : Một nhà giáo mẫu mực, đúng tiêu chuẩn phải hội đủ những phẩm chất gì ? Gần đây, khi đã đến tuổi hưu trí, qua một lần nói chuyện nghề nghiệp với một cựu giáo chức Quốc Học là anh Nguyễn Đức Đồng, tôi đã nhận ra cái “sơ đồ” phác thảo cho mình cái chân dung nhà giáo: Như năm ngón tay trên một bàn tay, có năm mẫu người cùng tồn tại trong một nhà mô phạm là học giả, tu sĩ, lực sĩ, nghệ sĩ và cảnh sát viên. .
.....
Có một vị học giả cần mẫn trong đời sống của nhà mô phạm...
...
Học giả là người có kiến thức sâu rộng trong một lãnh vực chuyên môn nào đó. Muốn dạy tốt môn nào, thầy giáo, cô giáo phải hiểu biết tường tận môn ấy. Chính vì yêu cầu này mà người làm nghề dạy học cần phải có bằng cấp chuyên môn, thầy giáo muốn có uy tín đối với học sinh và đồng nghiệp thì phải có công trình nghiên cứu liên quan bộ môn được phân công giảng dạy. Dạy là học suốt đời. Nói chung, điều này không có gì phải bàn luận thêm nữa. Nhưng vấn đề cần thảo luận là phải chăng dạy học trò một, thầy giáo phải biết mười như có người đã khẳng định ?
Tôi nghĩ những bộ môn thuộc khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa thì không cần phải có yêu cầu cao như thế. Bằng chứng là thầy Châu Trọng Ngô dạy Toán năm đệ nhị (lớp 11), thầy Bùi Ngoạn Lạc dạy Toán năm đệ nhất (lớp 12) đều được tất cả học sinh ban B kính phục về kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy.
...
Đối với thầy giáo dạy các bộ môn thuộc khoa học xã hội như Anh văn, Việt văn, Sử địa thì yêu cầu về kiến thức phải cao hơn . Kinh nghiệm cho biết, muốn dạy Việt văn một cách tự tin và có kết quả, thầy giáo, cô giáo tốt nghiệp sau ba hoặc bốn năm học tập ở đại học còn phải trải qua hàng chục năm nghiên cứu và giảng dạy. Dạy các môn Công dân, Sử địa và Pháp văn ở trường Quốc Học, thầy Nguyễn Hữu Thứ có kiến thức tổng quát chẳng khác gì một cuốn tự điển sống. Tuy không được học với thầy, nhưng qua lời truyền tụng của những anh chị ở các lớp trước, tôi được biết nhờ có trí nhớ tuyệt vời mà thầy đã có hiểu biết sâu rộng về pháp luật, sử địa, ngôn ngữ và văn chương Pháp cùng các lãnh vực khác như thể thao, điện ảnh, âm nhạc. Nhờ vậy, thầy đã chiếm trọn vẹn cảm tình và sự kính trọng của nhiều thế hệ học sinh. .
......
Có một ông thầy tu nho nhỏ trong đời sống của nhà mô phạm.
....
Theo truyền thống Đông phương, tu sĩ là người đã thoát khỏi năm cái bẫy sập là tài, sắc, danh, thực, thụy. Muốn có mặt một cách xứng đáng trong hàng ngũ của những nhà mô phạm, thầy giáo, cô giáo phải biết dừng lại ở một giới hạn để không mất uy tín vì tiền bạc, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ.
Nhiều vị thầy dạy tôi ở trường Quốc Học có tài cao học rộng mà vẫn bằng lòng với cuộc sống giản dị, thanh bạch đến trọn đời. Thầy Dương Thiệu Tống đỗ Tiến sĩ Giáo dục ở Đại học Colombia ( Mỹ ), hát hay, dạy Anh văn và từng làm Hiệu trưởng trường Quốc Học, vào Sài Gòn làm Hiệu trưởng trường Thực nghiệm ở Thủ Đức rồi dạy Anh văn và Giáo dục học ở Đại học Sư phạm. Thầy Lê Khắc Phò đỗ Cử nhân Luật ở Đại học Montpellier (Pháp), vẽ giỏi, ban đầu dạy Sử địa ở trường Quốc Học, có một thời gian làm Tổng thư ký Đại học Huế khi mới 30 tuổi, nhiều năm sau dạy Địa lý và Pháp văn ở Đại học Sư phạm Huế. Nhưng mãi cho đến những năm cuối đời, tại TP. HCM, ngôi nhà nhỏ của thầy Tống vẫn ẩn khuất trong ngõ ngách của đường Lê Văn Sĩ, còn ngôi nhà nhỏ của thầy Phò thì vào sâu trong một con hẻm của đường Phan Đăng Lưu. Tôi đã đến thăm hai thầy vài ba lần mà lần nào cũng phải hỏi nhà vì lối vào thì quanh co với nhiều ngả rẻ mà số nhà dù đã phân biệt A/ B vẫn còn có thêm hai cái “xuyệc” (sur).
.....
Năm tôi học lớp đệ tam, thầy Tôn Thất Ngạc dạy Toán với phong cách rất đặcbiệt làm tôi nhớ mãi. Những buổi sáng mùa thu trời se lạnh, mặc com-lê (complet) màu lam nhạt, thắt cà-vạt (cravate) màu đỏ, thầy đứng hoặc đi lại chậm rãi trong lớp, nói nhỏ nhẹ, từ tốn, đầu hơi nghiêng xuống, hai bàn tay chắp thành hình hoa sen búp trước ngực, đầu mấy ngón tay hướng lên cao và khẽ chạm vào cằm. Trong lớp học yên tĩnh, tôi lắng lòng tiếp thu những định nghĩa, định lý toán học mà có cảm tưởng như đang nghe một vị Thượng tọa thuyết giảng Phật pháp. Thầy Ngạc ngày trước là huynh trưởng Gia đình Phật tử An Lăng, về sau tu Thiền và hiện là bậc trưởng thượng của một môn phái Thiền Pháp Hoa ở Mỹ.
Có một sự trùng hợp khá thú vị là cùng với hai vị giáo sư dạy Toán cho tôi ở Đại học Huế là thầy Nguyễn Văn Hai và thầy Nguyễn Văn Trường, ba vị giáo sư dạy Toán khả kính của tôi ở trường Quốc Học là thầy Tôn Thất Ngạc, thầy Châu Trọng Ngô, thầy Bùi Ngoạn Lạc kẻ trước người sau đều quy y Phật và đã trở thành những cư sĩ, những thiện tri thức có uy tín của Phật giáo quốc nội và hải ngoại.
.....
Có một vận động viên không chuyên trong đời sống của nhà mô phạm.
..
Vận động viên là người có sức khỏe dồi dào để tập luyện và thi đấu ít nhất một môn thể thao. Phải có thể lực tốt như một vận động viên thì thầy giáo, cô giáo mới có đủ sức khỏe để sống thủy chung trọn đời với cái nghề dạy học “đem hơi ra” và nhiều hao tâm tổn trí. Ở trường Quốc Học, tôi đã được thụ giáo những vị thầy như thế......
Người phải nhắc đến trước hết là thầy Châu Trọng Ngô. Thầy là một cầu thủ bóng đá đã nhiều lần mang giày ra sân cỏ thi đấu với học sinh và giáo chức Huế trước và sau năm 1975. Nhờ chơi thể thao mà thầy Ngô có sức khỏe tốt, sống cởi mở, gần gũi với học sinh và thân ái hòa đồng với mọi người. Nhờ biết duy trì sự có mặt liên tục của một cầu thủ bóng đá trong cuộc đời của một nhà giáo mà thầy Ngô cho đến bây giờ, dù tuổi đã trên tám mươi, trông vẫn còn tráng kiện và nhanh nhẹn hơn nhiều bạn đồng nghiệp và học trò. Hiện nay, thầy vẫn có đủ sức khỏe để làm Phật sự, để tổ chức và thực hiện nhiều chương trình từ thiện.
.....
Có dáng người nho nhã, thanh mảnh của một thư sinh, nhưng thầy Lê Khắc Phò là một cầu thủ bóng bàn có thành tích. Năm học 1949-1950, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Thứ mời danh thủ bóng bàn Lê Văn Tiết đến thi đấu biểu diễn ở trường Quốc Học. Năm ấy, đang học lớp đệ nhất, được vinh dự thay mặt học sinh Quốc Học cầm vợt đấu giao hữu, thầy Phò đã chọn thế thủ để đương đầu với thế công của tuyển thủ bóng bàn Việt Nam, tạo cho mọi người cơ hội thưởng thức những đường bóng bay nhanh như chớp, mạnh như vũ bão của nhà vô địch Lê Văn Tiết, và những lần bỏ bóng, cứu bóng nhẹ nhàng, khôn khéo của vận động viên Lê Khắc Phò. Tất nhiên trận đấu đã kết thúc với phần thắng thuộc về “cây vợt vàng” Lê Văn Tiết, người đã từng hạ vô địch thế giới Murrakami với tỉ số 3/2 sít sao. Nhưng tất cả học sinh Quốc Học có mặt hôm ấy đều cảm thấy thích thú vì đã có dịp hăng say cổ vũ “gà nhà” trong một trận đấu thể thao sôi nổi và hào hứng. Mười năm sau, làm giáo sư hướng dẫn lớp đệ nhất B1, thầy Phò đã vui miệng thách đấu với các học sinh và tự tin hứa hẹn sẽ tặng phần thưởng nếu có bạn nào giành được chiến thắng.
....
Có một nghệ sĩ nghiệp dư trong đời sống của nhà mô phạm.
....
Nếu nhà nghệ sĩ bước ra sân khấu để giao lưu với nhiều khán giả thì nhà giáo bước lên bục giảng để tiếp xúc với nhiều học sinh. Dù công việc có khác nhau, nhưng muốn thành công thì cả hai đều phải quan tâm đến hình thức và đồng thời phải có một ít năng khiếu về nghệ thuật.
Tuy không đua đòi ăn diện, nhưng thầy giáo, cô giáo cần có nét mặt tươi tỉnh và y phục chỉnh tề mỗi khi xuất hiện trước học sinh. Trừ mùa hạ nóng bức, trong ba mùa xuân, thu và đông, những giáo sư Quốc Học thế hệ chúng tôi đều thắt cà-vát, mặc áo vét-ton trông rất nghỉêm chỉnh và lịch sự. .....
Ngày 26 tháng 12 năm 1956, trường Quốc Học tổ chức trọng thể Lễ đệ lục thập chu niên. Tối hôm ấy, tại nhà chơi, đã diễn ra một chương trình văn nghệ dàn dựng công phu có thể nói là chưa từng có. Mở đầu chương trình văn nghệ hoành tráng này là bản hợp ca bốn bè Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương do thầy Lê Hữu Mục soạn phần hòa âm và 70 nam nữ học sinh Quốc Học trình diễn rất kỹ thuật và đầy nghệ thuật. Theo lời tường thuật sau này của thầy Nguyễn Hữu Thứ, rất nhiều khán giả cho rằng khó có một bài hợp ca gây ấn tượng đẹp như bài Ly rượu mừng của học sinh trường Quốc Học hôm đó.
....
Vào những phút cuối giờ học Pháp văn, thầy Nguyễn Hữu Thứ thường tập những bài hát tiếng Pháp để học sinh luyện giọng, đồng thời giảm căng thẳng cho trí óc của học trò. Tôi được biết trong đại hội tái lập Hội ái hữu Cựu học sinh Quốc Học tổ chức vào năm 1972, theo yêu cầu của Hội trưởng là thầy Nguyễn Đình Hàm, thầy Thứ đã hát bài Sérénata của Eurico Tosseli và hát rất hay, làm cho Hội trưởng là thầy Hàm phải khen “Ông Phó quả là chim họa mi của Hội”....
...
Nhiều thầy giáo dạy văn chương đã hơn một lần bước vào lớp học như đi vào một thế giới khác, một thế giới không hề có một thoáng lo toan về cơm áo gạo tiền của đời thuờng. Những khi ấy, đối diện thầy, cô là những gương mặt, những cái nhìn biểu hiện sự trong sáng và tin yêu của những tâm hồn còn trẻ, và trong lòng thầy, cô chỉ có ý cao, tình đẹp của những tài năng lỗi lạc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, v.v. Đó là lúc nhà giáo sống trọn vẹn với bài giảng, làm hồi sinh tình cảm vả tư tưởng của tiền nhân với tất cả cảm xúc và đam mê của một nghệ sĩ trên sân khấu, tạo nên sự hứng thú, cảm thông, hòa hợp giữa thầy và trò, khắc ghi vào tâm trí học sinh những ấn tượng khó phai mờ … .
......
Có một cảnh sát viên công tâm trong đời sống của nhà mô phạm.
.. ..
“Tiên học lễ hậu học văn” là một đặc trưng giáo dục có tính truyền thống cần được tôn trọng và phát huy của người Việt Nam. Theo phương châm “dạy người trước dạy chữ sau” ấy, như ông cảnh sát giữ gìn an ninh và trật tự trên đường phố, trong lớp học, ông thầy có công tâm không bao giờ quên nhiệm vụ uốn nắn, sửa chữa những sai sót, những lỗi lầm có tính đời thường để giáo dục nhân cách cho học sinh.
..........
Năm học 1956 - 1957, tại lớp đệ tam B1 trường Quốc Học, thầy Phạm Đình Thắng đã để lại cho tôi một bài học khó quên về giữ gìn nhân cách. Là một nhà giáo trẻ dạy Anh văn, thầy Thắng vui tính, thích sống hòa đồng với học sinh. Vào một ngày chủ nhật, thầy dẫn chúng tôi đi xem các danh lam thắng ảnh của thành phố Huế. Vào đầu giờ học ở tuần sau, thầy phân phát những tấm hình chụp trong lần du ngoạn ấy để học trò chuyền tay nhau mà xem cho vui. Khi nhận lại những tấm hình, thầy đếm cẩn thận và biết mất một tấm. Hỏi trò nào còn giữ tấm ảnh mà không thấy ai trả lời, thầy đỏ mặt vì tức giận, lớn tiếng phê phán gay gắt bạn nào đó đã “ăn cắp” tấm hình. Thuở ấy, còn trẻ người non dạ, tôi tự hỏi tại sao mất một tấm ảnh không đáng giá bao nhiêu mà thầy Thắng đã không giữ được bình tĩnh, làm cho học trò có cảm tưởng thầy đang đau lòng tiếc của như mất bạc mất vàng? .
...........
Sau này, khi đã trưởng thành, sống với nghề dạy học, tôi mới cảm thông cách thầy Thắng ứng xử một tình huống sư phạm. Mất một tấm ảnh trong lớp học có nghĩa là một tên trộm nhỏ đã xuất hiện ở học đường, nơi giảng dạy chữ nghĩa và trao truyền đạo lý. Tên trộm này nhỏ mà gan to vì dám đánh cắp của cải của ông thầy. Nó lại hèn nhát không dám nhận trách nhiệm việc làm sai trái và ngoan cố không chịu đứng lên nhận lỗi để ăn năn hối cải. Cho nên phải la mắng cho nó biết hổ thẹn, phải mạnh tay đối phó để triệt tiêu ngay từ đầu mầm mống của cái xấu, của sự gian dối vừa xuất hiện trong thế giới còn thơm mùi giấy mực học trò. Hôm nay một tên trộm nhỏ xuất hiện ở nhà trường mà chẳng biết xấu hổ và không bị trừng trị thì mai sau xã hội phải hứng chịu nhiều tai họa do những tên trộm lớn vô cảm liên tục gây ra..
...
Không ai thi vào Đại học Sư phạm để thỏa mộng làm giàu hay kiếm tìm quyền cao chức trọng. Nhiều người chọn nghề dạy học vì không muốn “Ra trường danh lợi vinh liền nhục / Vào cuộc trần ai khóc lẫn cười.” như Nguyễn Công Trứ. Cho nên, nếu được trả thù lao xứng đáng để tổ chức cuộc sống cho bản thân và gia đình, nếu được trung thực nói ra những điều mà mình đã cảm xúc và suy nghĩ, không cần thi đua, chẳng phải bình bầu, như quý thầy dạy trường Quốc Học trước đây, tôi tin phần đông giáo chức ngày nay sẽ tự trọng, tự giác hoàn thành nhiệm vụ trồng người, sẽ sống trọn vẹn, gắn bó, thủy chung với trường lớp, từ đó gìn giữ và phát huy phẩm cách Năm trong một của người thầy để trở thành những “lương sư” góp phần “hưng quốc”.
..
Hà Thúc Hoan
20.11.09..

Sunday, November 18, 2012

Có phải ngạc nhiên

.....
..........
.....
CÓ PHẢI NGẠC NHIÊN
..
TÁC GIẢ: NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG
.....
Đầu mùa Thu, lá trở vàng như quy luật thiên nhiên. Ở quê nhà, Cô giáo Việt văn ngày xưa là một trong những chiếc lá vàng lìa cành đầu tiên.
Cô về hưu gần hai mươi năm và sống quạnh quẽ ở một góc Sài gòn, nhưng lúc nào Cô cũng rạng rỡ nụ cười trên môi. Vì bên cạnh Cô có đồng nghiệp, và học trò cũ. Một vài người trông còn đứng tuổi hơn Cô, nhưng có dịp gặp Cô họ vẫn cung kính như xưa.
...
Ngày Cô trở bệnh nặng, Cô nhắn tin cho thân nhân ờ Pháp về. Người thân của Cô vội vã về ngay nhưng đường xa ngàn dặm, cũng phải mất hai ngày mới đến. Đồng nghiệp cũ, học trò xưa, người nhỏ nhất tóc cũng chớm đổi màu, tận tình chăm sóc Cô từ nhà vào bệnh viện. Rồi bệnh viện bó tay, Cô trở về nhà. Ngôi nhà không còn trống vắng, vì đầy tình nghĩa ngày xưa. Học trò ở VN gởi E mail cho bạn học ở khắp nơi từ Châu Úc, Châu Âu, qua Châu Mỹ báo tin “Cô chỉ xin Phật cho Cô được sống thêm một ngày để gặp được cháu Cô từ Pháp về”.
..
Học trò xưa lưu lạc quê người, mờ mắt chạy đua theo kim đồng hồ vì nợ áo cơm, nhưng vẫn nhạt nhòa nước mắt thương Cô.
..
Ngày đưa tang Cô, hàng xóm kinh ngạc vì đó là đám ma lớn nhất vùng. Không có lễ truy điệu cùa nhà nước, không có kèn trống xênh xang, nhưng có những con mắt đỏ hoe cùa “học trò già”, có nỗi ngậm ngùi của đồng nghiệp. Những tràng hoa phúng điếu đến từ khắp nơi trên thế giới, không rực rỡ màu sắc mà chì mỗi một màu trắng như màu áo học trò.
..
Học trò ở VN đọc điếu văn, thay mặt bạn bè khắp thế giới, dù ở góc nào trên địa cầu cũng chân thành thương Cô, một nhà giáo mẫu mực.
..
Tình nghĩa thầy trò còn thấy ở một lề đường bụi bặm của Tây Ninh 30 năm trước. Có người học trò cũ trong y phục chỉnh tề của nhà giáo đi chấm kỳ thi tốt nghiệp Trung học. Một khoảnh khắc tình cờ, từ cửa sổ phòng coi thi nhìn ra lề đường, người học trò xưa, lúc đó là phó chủ khảo của Hội đồng chấm thi, chợt nhận ra bóng dáng ông Thầy dạy Toán của mình năm lớp 9 ở Biên Hòa ngồi ở lề đường bên kia đối diện trước cổng trường, đang lui cui sửa một đôi giày cũ.
..
Lòng chùng xuống, nhưng nhà giáo trẻ đành phải đợi đến cuối buổi thi. Trưa hôm đó, xong mọi công việc, thay vì đi ăn trưa, anh băng qua đường đến chào Thầy:
- Thưa Thầy, em chào Thầy.
..
Ông vá giày, đen đủi vì nắng mùa hè, nhem nhuốc vì bụi đường (và cả “bụi đời” sau biến cố tháng 4/75) nhưng đôi mắt vẫn sáng, điềm tĩnh như phong cách nhà giáo trước tháng 4/75, ngước lên ngạc nhiên lẫn vui mừng:
..
- A! Thanh đó hả? Làm gì ở đây? Chờ Thầy một chút, phài vá xong đôi giày này để một giờ người ta đến lấy.
..
Người học trò cũ ngồi xuống lề đường, bên cạnh chiếc thùng gỗ đựng đồ nghề sửa giày, nhem nhuốc vì bụi đường, đứng chơ vơ bên lề đường như người chủ của nó.
..
Anh thương Thầy lắm, cứ áy náy không làm gì được để giúp Thầy. Cái chemise trắng cùa anh nổi bật giữa màu sắc xám xịt trong “gian hàng lưu động” ở lề đường của ông Thầy cũ.
..
Chỉ tám năm trước, Thầy và anh cùng mặc áo trắng. Trong lớp học, Thầy đứng trên bục giảng, anh ngồi ở bàn đầu nghe Thầy dạy cách giải phương trình bậc hai. Bây giờ Thầy mặc cái áo kaki màu olive sờn cũ bạc màu, cũng thay đổi như xã hội đương thời. Duy có đôi mắt vẫn tinh anh, vẫn còn là đôi mắt của một nhà mô phạm. Bụi đường bay tung tóe không làm đôi mắt Thầy vẫn đục.
..
Khi người khách đến lấy giày, ông ta tưởng anh là khách hàng, khuyên anh bằng một thứ ngôn ngữ mới du nhập vào miền Nam:
...
- Này, ngồi đợi như thế thì chỉ có “rách việc”. Vừa phí thì giờ vừa không được vá giày kỹ lưỡng.
..
Anh nhũn nhặn trả lời:
- Thưa không, tôi ngồi đợi Thầy tôi làm việc xong để được thăm Thầy.
..
Ông khách tròn mắt ngạc nhiên và nhận xét thật lòng:
- Thầy trò miền Nam các anh quý hóa thật!
..
Hôm đó khi Thầy làm xong công việc, anh chì còn kịp cầm tay Thầy ân cần thăm hỏi. Không dám dốc nửa tháng tiền lương của một “giáo viên Toán cấp 3″ đặt vào tay Thầy vì Thanh biết Thầy sẽ không bao giờ nhận.
..
Ba mươi năm sau ngày gặp Thầy ờ lề đường Tây Ninh, Thanh vẫn dạy Toán cho học trò lớn hơn ở bậc Đại học. Và Thầy tóc đã ngã màu sương khói, được hệ thống an sinh xã hội ở Mỹ chu cấp trong giai đoạn hoàng hôn của cuộc đời.
..
Thanh kể chuyện cho một người học trò cũ nghe. Cô đã so sánh nỗi kinh ngạc của người khách hàng ở lề đường của Thầy năm xưa với sự ngạc nhiên của cả xóm ngày tang lễ Cô giáo dạy Việt văn thời Trung học.
..
Nếu người ta biết đến những câu nói truyền miệng ngày xưa “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay “Trọng Thầy mới được làm Thầy” thì trong cả hai trường hợp đều không có sự ngạc nhiên. Chuyện bình thường trong xã hội này không dưng trở thành nỗi ngạc nhiên trong một thể chế khác. Hình như có những chiếc lá vàng may mắn đã bay lượn trong hoan ca trước khi về với đất…
..
Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
...
(sưu tầm)...


Thursday, November 15, 2012

hoa Thiên Lý

Mời các bạn nghe lại tiếng hát Quỳnh Giao, người nữ ca sĩ có giọng hát trải qua bao nhiêu năm tháng, vẫn còn giữ nét tinh khôi và được nhiều người mến mộ..
.
THIÊN LÝ BÊN ĐỜI VẪN NGÁT HƯƠNG
.
 Nhạc: Thanh Trang
Tiếng hát: Quỳnh Giao
....
 

Saturday, November 10, 2012

Bức Tranh


(tranh T T M)
BỨC TRANH
.......
Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi.
Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành công khi ông hài lòng với kỹ năng và hiểu biết của người đó. Ông truyền cho học trò những phương pháp đánh giá, ước định của ông, và chúng cũng độc đáo như những tác phẩm của ông vậy. Ông không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, mà ông luôn nhấn mạnh đến cách xử sự, thái độ với cuộc sống của học trò.
....
Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo, nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev. 
Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo: 
- Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi. 
Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo: 
- Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó. 
Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất. 
Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.
....
Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:
- Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết- những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, cũng đừng bao giờ đánh giá người khác quá dễ dàng.
......
(truyện Thiền sưu tầm).