........
.
.....
"AI" Trong
Văn Chương..
(Lẩm cẩm đọc lại Truyện Kiều)
..
Tiểu luận của tác giả Tuệ Chương Hoàng Long Hải
.
.
.......
Đã lâu tôi không đọc truyện Kiều. Lâu cũng là
năm, ba năm nay mà đọc cũng có nghĩa là đọc một lèo từ câu đầu tới câu cuối.
Còn như thỉnh thoảng thì cũng có lục tìm vài câu cần xem lại.
..
Kiều là một tác phẩm
lớn của văn học Việt Nam, mỗi người đọc một cách. Một bác sĩ, đọc truyện Kiều,
cũng thấy “chuyện của mình” trong đó:
..
Khí thiêng khi đã về
thần,
Nhơn nhơn còn đứng
chôn chân giữa vòng!
Trơ như đá vững như
đồng,
Ai lay chẳng chuyển ai
rung chẳng dời.
...
Ấy là việc Từ Hải chết
đứng, đầu rơi rồi mà còn đứng trơ trơ giữa trời. Việc đó y học Tây phương có
chấp nhận không hay là chuyện Thanh tâm Tài nhân bịa ra? Vậy rồi, ông bác sĩ
tìm được giải pháp trong Tây y, cho rằng chuyện ấy có thể xảy ra thật, chứ
không phải là chuyện “phong trần” như trong tiểu thuyết của mấy chú Ba Tầu.
..
Vậy thì tôi thấy cái
gì khi đọc Kiều?
..
Tò mò tôi tìm chữ “Ai”
trong Kiều như câu “Ai tri âm đó mặn mà với ai!” chẳng hạn. Tâm lý chung, người
ta thường thấy mình cô đơn. Có cô đơn thực không thì không ai biết được, nhưng
hầu như nhiều người thường tự cho mình là cô đơn nên họ cũng thích câu thơ “Ai
tri âm đó mặn mà với ai!”
..
Đó là một câu tán thán
nhưng lại dùng tới hai lần chữ ai, là một đại danh từ nghi vấn, thường dùng để
hỏi. Ví dụ: Ai đó? Ai lái xe nầy? Nhưng khi nói “Ai trồng khoai đất nầy” (là
câu thường nghe sau 1975) thì tiếng ai không còn là nghi vấn xác định (xác định
rõ rằng không biết là ai) mà lại là nghi vấn phiếm định (chưa định rõ là ai,
nhưng đã hiểu là ai), có nghĩa người ta biết ai đó là ai nhưng lại không nói rõ
ai đó là ai mà thôi.
..
Tiếng ai đó cũng có
cái ý tương tự như câu ca dao sau đây:
..
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo
phiền
Lo vì một nỗi không
yên một bề!
..
Nếu người nhớ là vợ
nhớ chồng, thì người ta nói rõ “em thương nhớ anh” hay “khăn thương nhớ anh”,
sao lại không nại rõ người được nhớ là anh hay em mà gọi ai? Nói như thế, người
được nhớ, người gọi là ai thì người đó là người tình, tình nhân. Vì là tình nhân,
không chính thức là người chồng, người vợ nên người ta phải dùng chữ ai để nói
tới người tình. Vậy, rõ ràng, chữ ai không phải khẳng định là ai, chưa rõ người
chồng, mà là người tình.
..
Trong một vài trường
hợp khác, người ta không biết rõ ai đó là ai. Đó là câu tiếng (hay câu nghi
vấn). Ví dụ câu trong bài hát “Trăng mờ bên suối” của Lê Mộng Nguyên: “Nhìn
trăng vừa lên, ai hay chia lìa. Sương khói biên thùy hiu hắt người đi xa trường
sa…” Ý tác giả muốn xác định, “không ai” có thể biết trước được chuyện chia
lìa.
..
Trong văn chương Việt
Nam, người ta rất thường dùng chữ ai. Dùng để hỏi, để nghi vấn thì ít mà phiếm
thị, tức là muốn nói tới một người nào đó, biết người được nói tới, nhớ tới là
ai, nhưng không muốn nói rõ người đó là ai. Trong trường hợp đó, chữ ai không ở
trong câu nghi vấn mà chính là ở trong một câu xác đinh, để làm ý nghĩa, nhân
vật tác giả muốn nói tới.
..
Người ta cũng dùng
tiếng ai, không phải để nghi vấn, mà để so sánh, để làm nổi bật đối tượng ý tác
giả muốn nói tới. Đối tượng đó, có thể không ai sánh bằng, hoặc cũng ngang bằng
như ai, hoặc thua sút hết mọi người.
...
Ví dụ bài thơ sau đây:
..
Kể xuất thế đố ai bằng
anh Mán
Trải mùi đời khôn
chán, giả làm ngây.
Hổ sinh ra lúc thời
này,
An thân mệnh thế, giấu
tay anh hùng.
Không danh cho dễ vẫy
vùng
Mình không phú quý,
mắt không công hầu.
Khi để chỏm, lúc cạo
đầu,
Nghêu ngao câu hát nửa
Tầu nửa ta.
Không đội nón, chịu
màu da dãi nắng,
Chẳng nhuộm răng, để
trắng dễ cười đời.
Chốn quyền môn luồn
cúi mặc ai ai,
Ngoài cương toả thảnh
thơi ai đã biết ?
Chỉ ấm ớ, giả câm giả
điếc
Cứ vui tràn khi hát
khi ngâm
Trên đời mấy mặt tri
âm?
(Nghèo mà vui)
..
Ngay câu đầu, Trần Tế
Xương muốn xác định anh Mán hơn hết mọi người, không ai sánh bằng. Đối với xã
hội Việt Nam ngày trước (có lẽ bây giờ cũng vậy, nhưng nguời ta che dấu đi) thì
anh Mán hay anh Mọi phải thua người (Kinh). Họ thuộc nhóm chủng tộc nhỏ, không
“văn minh”, khôn ngoan như người Kinh. Trần Tế Xương muốn nói ngược với mọi
người. Sự thực không hẵn như thế, nhưng cách nói như Trần Tế Xương là một cách
mai mỉa. Người đời ngu cả rồi, hạ mình xuống, nên anh Mán trội lên trên, thành
ngưòi khôn. Người đời ngu vì người đời chạy theo danh lợi. Người đời ngu vì vào
luồn cúi chỗ quyền môn, vì chui vào vòng cương tỏa. Còn tác giả, giả như anh
Mán, không biết gì, thành ra khỏe. Thật ra, “anh Mán Trần Tế Xương” biết hết,
biết khôn hơn người.
..
Trong bài thơ của Trần
Tế Xương, chữ (hay tiếng - hiện nay ở trong nước CHXHCNVN gọi là “từ” ) ở câu
“đố ai bằng anh Mán” thì tiếng ai đó là đại danh từ nghi vấn xác định. Hai
tiếng “ai ai” ở câu sau (luồn cúi mặc ai ai) thì nó không phải nghi vấn mà đó
là đại danh từ phiếm định. “Ai ai” có nghĩa là những người nào đó, người ta,
người đời. Nếu chúng ta thay vào hai tiếng “mặc ai ai” đó bằng “mặc người ta”
hay “mặc người đời” thì nó vẫn có ý nghĩa như vậy.
..
Trong Văn chương Bác
học hay Văn chương Bình dân (CHXHCNVN gọi là Văn học Dân gian), người ta rất
thường dùng chữ ai, thông thường với hai trường hợp như trên. Một là để hỏi
(nghi vấn), thể xác định hoặc là để chỉ người nào đó, phiếm định, nói tới một
người nào đó, hoặc “người ta”, “nguời đời”, “kẻ ở đời” nhưng không muốn trực
tiếp nói người đó.
..
Cách dùng chữ như thế
là muốn nhấn mạnh đến ý muốn nói, khiến người nghe, người đọc phải chú ý tới
chữ ai và biết rõ ai đó là ai!
..
Xin xét mấy câu ca dao
sau:
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng, đổi
nền mặc ai
..
Ai ơi cũng có thể thay
bằng người ơi, bạn ơi… Đó là tiếng gọi, xác định, không phải là nghi vấn đại
danh từ. Chữ ai ở cuối câu cũng tương tự như vậy. Mặc ai, hoặc kệ ai, cũng như
kệ người ta, kệ người đời, đừng quan tâm tới. Cả hai chữ ai trong câu nầy,
không phải để hỏi. Tuy nhiên, bắt đầu câu là chữ ai, kết thúc âu cũng bằng chữ
ai, là một cách nói khéo, nhấn mạnh ý muốn nói của tác giả.
..
Câu sau đây gồm 6 chữ,
mà có những 3 chữ ai. Nhờ thế nó nói lên được quyết tâm, lập trường kiên quyết
của tác giả,
..
Ai về, ai ở, mặc ai
Ta thì ở lại đến mai
mới về!
..
Câu sau đây cũng tương
tự như câu trên, xác định quyết tâm của mình như một ngọn đèn cháy sáng, mạnh
(đượm) suốt cả thời gian dài tối tăm (đêm năm canh)
..
Ai về ai ở mặc ai
Ta như dầu đượm thắp
hoài năm canh
..
Đây là câu tán thán,
trách người bạc nghĩa, bạc tình, vong ơn. Nếu tác giả viết “Anh ơi…” Hay “Em
ơi…” hay “Cô ơi…” thì cái ý đó không mạnh bằng khi dùng chữ ai. Dùng chữ ai là
xác định mối quan hệ đã xa bớt đi, lỏng lẻo bớt đi.
..
Ai ơi quên nghĩ khi
nghèo
Buông tay buông lái ai
chèo anh qua
Ai rằng ai chẳng biết
ta
Ta rằng ta biết rõ ba
bảy đường.
..
So sánh sự biết giữa
tác giả với người khác, tự cho rằng ai ai cũng biết tác giả. Có ai (nghi vấn)
ai đó (nghi vấn) chẳng biết ta. Còn ta thỉ biết rõ người khác (ba bảy đường).
Câu nầy, cũng dùng nhiều chữ ai để tỏ rõ lòng tự cao, tự phụ.
..
Ai về em gửi bức thư
Hỏi người bạn cũ bây
giờ nơi nao
Non kia ai đắp mà cao,
Sông kia ai bới ai đào
mà sâu
..
Người nào đó, ai đó
(nghi vấn) gởi bức thư, kể cho người bạn cũ biết rằng trời (ai) đã đắp non cao,
rằng trời (ai) đã có công đào sông sâu. Đắp núi đào sông là cách nói bóng, muốn
nói tới công lao của tôi (nói khéo là trời) đã dựng nên cho người bạn cũ.
..
Ai về Đồng Tĩnh Huê
Cầu
Để thương để nhớ để
sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng
lai
Để thương để nhớ cho
ai chịu sầu
..
Ai ở đầu câu là nói
tới người tình cũ (Nếu chồng thì không gọi bóng là ai. Tiếng ai ở cuối câu 2 có
nghĩa là tôi (hay em, nếu muốn nói cho dịu dàng hơn). Có thể viết là “Người về
Đồng Tĩnh…”, và “…để sầu cho tôi” (hay cho anh, cho em,v.v…). Như trên đã nói,
dùng tiếng ai, ý tưởng được nhấn mạnh hơn.
..
Ai làm cho bướm lìa
hoa
Cho chim xanh nỡ bay
qua vườn hồng
Ai đi muôn dặm non
sông
Để ai chứa chất sầu
đong vơi đầy.
..
Câu nầy cách dùng
tiếng ai cũng như câu trên, trách cứ ai (người nào đó) gây nên sự chia lìa, ai
đó (người nào đó) bỏ đi xa, gây nên chia lìa. Tiếng ai ở câu cuối là tôi, người
gánh chịu hậu quả.
..
Ai đi đường ấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai
đi tìm
Tìm em như thể tìm
chim
Chim bay biển bắc đi
tìm biển nam
..
Nhấn mạnh ý có phải
một người (ai) đang đi trên đường ấy (ai). Ấy là người (ai) đi tìm tôi (ai), có
thể là anh hay em. Người đi một đường, người tìm một nẽo. Nói nôm na như thế,
nhưng cách phô diễn thì rất bóng bẩy, hình tượng, rất hay.
..
Ai về chợ huyện Thanh
Vân
Hỏi thăm cô Tú đánh
vần được chưa?
Đánh vần năm ngoái năm
xưa
Năm nay quên hết nên
chưa biết gì
Lưng trời tiếng sáo vu
vi
Vẵng nghe ai học chữ
I, chữ tờ
..
Khoảng đầu thập niên
1940, phong trào học chữ quốc ngữ được khuyến khích và phát triển mạnh, ở thành
thị cũng như thôn quê, ngoài Bắc. Tự Lực Văn Đoàn của Nhất Linh, Khái Hưng đóng
góp công lao không nhỏ cho phong trào nầy. Các lớp Bình Dân Học Vụ được tổ chức
nhiều nơi. Có lẽ cô Tú, nhà ở chợ huyện Thanh Vân, ghi tên học lớp Bình Dân
nầy? Cô Tú đẹp người nên có người để ý hỏi thăm cô “đánh vần được chưa? Chữ ai
ở đầu câu là tiếng nghi vấn hỏi thăm, muốn nhờ người nào đó, ai đó, có về chợ
huyện, cho nhắn câu hỏi. Tiếng ai ở câu chót ám chỉ cô Tú, bởi vì cô quên hết
(năm nay quên hết) nên cô Tú (ai) lại phải bắt đầu học lại chữ I, chữ t (tờ).
..
Bây giờ xin coi đến
những tiếng "ai" trong truyện Kiều.
..
Nào người phượng chạ
loan chung,
Nào người tiếc lục
tham hồng là ai?
..
Câu nầy nói tới số
phận bạc bẻo của Đạm Tiên. Nào người (tức là ai) đã đến với cô Đạm, ai (nguời
nào) đến chiêm ngưỡng, thưởng thức cái sắc đẹp của cô Đạm. Tiếng ai ở đây là
nghi vấn.
..
Rằng: Hồng nhan tự
nghìn xưa,
Cái điều bạc mệnh có
chừa ai đâu.
..
Bạc phận là số phận
mỏng, gian nan, thiếu phúc đức (bạc là mỏng) trái với hậu là dày, nhiều phúc
đức. Cái số phận bạc bẻo mong manh đó là do trời đặt cho, gán cho, không ai
(bất cứ người nào) có trể tránh được. Tiếng ai nầy (chừa ai đâu) không phải
nghi vấn mà xác định.
..
Mặt nhìn ai nấy đều
kinh,
Nàng rằng: Này thực
tinh thành chẳng xa.
..
Ai nấy là tất cả mọi
người (Thúy Kiều, Thúy Vân và Kim Trọng) “đều kinh” (hãi) lúc bóng ma Đạm Tiên
hiện ra giữa ban ngày trong cơn gió mạnh (ào ào đổ lộc rung cây, ở trong dường
có hương bay ít nhiều)
..
Cho hay là giống hữu
tình,
Đố ai gỡ mối tơ mành
cho xong!
Chàng Kim từ lại thư
song,
Nỗi nàng canh cánh bên
lòng biếng khuây.
..
Cũng như mọi người
(ai), Kim Trọng không gỡ được tình si mê, mối thất tình sau khi gặp Kiều.
..
Lần theo tường gấm dạo
quanh,
Trên đào nhác thấy một
cành kim thoa.
Giơ tay với lấy về
nhà:
Này trong khuê các đâu
mà đến đây?
Gẫm âu người ấy báu
này,
Chẳng duyên chưa dễ
vào tay ai cầm!
..
Ai ở câu cuối ám chỉ
Kim Trọng. Nếu không có duyên với Kiều, làm sao Kim Trọng lượm được cây kim
thoa của Kiều vướng trên hàng rào giữa nhà Kim Trọng và nhà Kiều. Vô tình cái
trâm bị vướng vào đó hay Kiều có ý để lại đó cho chàng Kim? Xin nhớ Kiều không phải
là người thiếu sâu sắc và “mưu lược”.
..
Sượng sùng giữ ý rụt
rè,
Kẻ nhìn rõ mặt người e
cúi đầu.
Rằng: Từ ngẫu nhĩ gặp
nhau.
Thầm trông trộm nhớ
bấy lâu đã chồn.
Xương mai tính đã rũ
mòn,
Lần lừa ai biết hãy
còn hôm nay!
Tháng tròn như gởi
cung mây,
Trần trần một phận ấp
cây đã liều!
Tiện đây xin một hai
điều,
Đài gương soi đến dấu
bèo cho chăng?
..
Đoạn nầy Kim - Kiều
gặp nhau và Kim tán Kiều rất khéo (Đài gương (Kiều) soi đến dấu bèo (Kim Trọng
tự hạ mình, coi mình như bèo) cho chăng? Anh chàng nào khi đi “cua”, “tán” thì
cũng tự hạ mình khéo lắm, ngon lắm. Khi nó cưới xong rồi, cá vào oi thì mới
biết sự đời chân giả ra sao???!!! Chữ ai ở giữa đoạn thơ nầy là nghi vấn: Ai
(Kim Trọng cũng như Kiều) làm sao biết được có ngày gặp gỡ hôm nay.
..
Câu sau ý nói Kim
Trọng. Trọng nói chàng yêu cô Kiều (tình si). Yêu là thiệt thòi - như Xuân Diệu
nói “Yêu là chết ở trong lòng một ít!) nhưng đâu có thiệt thòi cho ai. Ai ở đây
là ý nói Kiều. Kim hứa sẽ tìm người mối manh để xin cưới Kiều.
..
Dù chăng xét tấm tình
si,
Thiệt đây mà có ích gì
đến ai?
Chút chi gắn bó một
hai,
Cho đành rồi sẽ liệu
bài mối manh
..
Khi Kim Trọng tỏ ra
xàm xở với Kiều, bị Kiều “sửa lưng”. Tiếng ai trong câu nầy có thể là Kim
Trọng, mà cũng có thể người ta, người đời. Tiếng ai ở câu cuối cũng có nghĩa là
người đời:
..
Ra tuồng trên Bộc
trong dâu,
Thì con người ấy ai
cầu làm chi!
Phải điều ăn xổi ở
thì,
Tiết trăm năm nỡ bỏ đi
một ngày!
Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa
nay,
Lứa đôi ai lại đẹp tày
Thôi Trương.
..
Đoạn sau, tiếng ai ở
câu kế ám chỉ muốn trách Kim Trọng. Kim Đừng có vội (liễu ép hoa nài). Kiều còn
đây thì sẽ có ngày đáp ứng “đòi hỏi” của Kim.
..
Gieo thoi trước chẳng
giữ giàng,
Để sau nên thẹn cùng
chàng bởi ai?
Vội chi liễu ép hoa
nài,
Còn thân ắt lại đền
bồi có khi!
..
Đoạn sau, câu cuối có
tới hai chữ ai. Tiếng ai trước ám chỉ Kiều, tiếng ai ở cuối câu là Kim Trọng.
..
Một lời cũng đã tiếng
rằng tương tri.
Đừng điều nguyệt nọ
hoa kia.
Ngoài ra ai lại tiếc
gì với ai.
..
“Ôm cầm thuyền ai” là ôm đàn sang thuyền người
khác, ý nói sợ Kiều không chung thủy. Đây là tích Bạch Cư Dị khi bị trích ra ở
đất Giang Châu. Một đêm ông tiễn bạn ra bến Tầm Dương, gặp một người đàn bà đdã
luống tuổi đàn hay lắm. Hai người mời người đàn bà sang dự tiệc rượu chung vui
và đàn trên thuyền của Bạch. Việc làm ấy, người xưa cho là không đứng đắn,
thiếu chung thủy với chồng.
..
Đã nguyền hai chữ đồng
tâm,
Trăm năm thề chẳng ôm
cầm thuyền ai.
..
Đạm Tiên chết chôn ở
đây (chỗ Kiều đi chơi thanh minh về) đã lâu ngày (thỏ lặn ác tà), người đời
quen cô Đạm rồi, nên không ai (không có ngưòi nào) đến thăm.
..
Trải bao thỏ lặn ác
tà,
Ấy mồ vô chủ ai mà
viếng thăm!
..
Mấy câu sau tả cảnh
lúc Vương ông bị mắc nạn, bị vu oan giá họa. Tiếng ai ở đây chỉ người gây nên
tai họa cho Vương ông.
..
Đầy nhà vang tiếng
ruồi xanh,
Rụng rời khung dệt tan
tành gói may.
Đồ tế nhuyễn của riêng
tây
Sạch sành sanh vét cho
đầy túi tham.
Điều đây bay buộc ai
làm,
Này ai đan giậm giệt
giàm bỗng dưng?
....
Tiếng ai sau đây cũng
tương tự như câu trên:
..
Nuôi con những ước về
sau,
Trao tơ phải lứa gieo
cầu đáng nơi.
Trời làm chi cực bấy
trời!
Này ai vu thác cho
người hợp tan.
..
Đây là lời thề của
Kiều, giữ lòng chung thủy, kiếp nầy không trả được thì kiếp sau tiếp tục vậy.
..
Tái sinh chưa dứt
hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền
nghì trúc mai
Nợ tình chưa trả cho
ai,
Khối tình mang xuống
tuyền đài chưa tan!
..
Mấy câu nầy có hai
điển tích. Tích “làm thân trâu ngựa”. Xưa có người tên là Văn Địch, mắc nợ chủ,
không trả được. Chết xuống âm phủ xin với Diêm Vương cho sống lại đầu thai làm
con trâu ở nhà chủ nợ để “kéo cày trả nợ”. Thứ hai là tích Trương Chi. Trương Chi
yêu Mỵ Nương, đến khi chết, trái tim chàng biến thành đá. Khi Tể tướng, cha Mỵ
Nương cho đào mồ lên, thấy hòn đá, bèn đẻo thành chén trà. Khi “rót nước vào
chợt thấy bóng ngư lang (Trương Chi), quanh chén trà, thuyền trôi trong tiếng
đàn” – (trích Trương Chi - Phạm Duy). Mỵ nương bèn khóc. Giọt nước mắt của Mỵ
Nương rơi vào chén trà, khiến chén đá biến thành nước, tan ra.
..
Rằng: Lòng đương thổn
thức đầy,
Tơ duyên còn vướng mối
này chưa xong.
Hở môi ra cũng thẹn
thùng,
Để lòng thì phụ tấm
lòng với ai!
Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy
rồi sẽ thưa
..
Kiều bán mình chuộc
cha (khỏi bị tù) nên lỡ lời thề cùng Kim Trọng, “Để khỏi phụ tấm lòng với ai”.
(Ai là chàng Kim) Kiều nhờ em là Thúy Vân thay cô ta kết duyên với Kim.
..
Kiều dặn dò Thúy Vân
tiếp nối lời thề của cô và than phận mình “bèo nổi mây chìm” (có nghĩa là gian
nan khổ ải) vì ai? Ai đây cũng là người vu oan giá họa mà cũng là trời bắt như
vậy.
..
Nỗi nàng Vân mới rỉ
tai:
Chiếc thoa này với tờ
bồi ở đây!
Này cha làm lỗi duyên
mày,
Thôi thì nỗi ấy sau
này đã em!
Vì ai rụng cải rơi
kim,
Để con bèo nổi mây
chìm vì ai?
..
Mã Giám sinh rước Kiều
về nhà trọ. Kiều thấy tủi thân vì phải lấy anh chàng thô lỗ nầy, tiếc rằng cô
đã gìn giữ mà không trao tấm thân ngà ngọc cho người yêu cũ. Tay hèn trong câu
là chỉ thằng điếm đàng Mạ Giám Sinh đấy. Tiếng ai ở cuối câu nầy, ám chỉ Kim
Trọng.
..
Rước nàng về đến trú
phường,
Bốn bề xuân khóa một
nàng ở trong.
Ngập ngừng thẹn lục e
hồng,
Nghĩ lòng lại xót xa
lòng đòi phen:
Phẩm tiên rơi đến tay
hèn,
Hoài công nắng giữ mưa
gìn với ai!
..
Ý đoạn nầy cũng tương tự như trên. Tiếng
ai ở câu thứ ba có nghĩa là trời.
..
Biết thân đến bước lạc
loài,
Nhị đào thà bẻ cho
người tình chung.
Vì ai ngăn đón gió
đông,
Thiệt lòng khi ở đau
lòng khi đi.
..
Đoạn sau tả tâm trạng
Kiều đau đớn lắm khi phải theo Mã Giám Sinh về Lâm Chuy. Khung cảnh trời thu ảm
đạm, Kiều bắt đầu cuộc đời phiêu bạt xa xôi, trong khi tâm hồn cô cũng đa cảm,
đa tình trước cảnh trời nước mênh mông. Tiếng ai trong câu chính là nói về cô
ấy.
..
Góc trời thăm thẳm đêm
ngày đăm đăm.
Nàng thì dặm khách xa
xăm,
Bạc phau cầu giá đen
rầm ngàn mây .
Vi lô san sát hơi may,
Một trời thu để riêng
ai một người
..
Bị Tú Bà bắt làm gái
mãi dâm, tuyệt vọng, Kiều bèn tự tử. Đạm Tiên hiện ra khuyên Kiều phải sống để
trả cho xong nợ. Kiều nghe lời. Đoạn thơ sau đây tả tâm trạng Kiều sau khi mộng
thấy Đạm Tiên hiện ra, Tú Bà khuyên can Kiều. Kiều bình tâm, có chút hy vọng:
..
Kề tai mấy mỗi nằn nì,
Nàng nghe dường cũng
thị phi rạch ròi.
Vã suy thần mộng mấy
lời,
Túc nhân âu cũng có
trời ở trong.
Kiếp này nợ trả chưa
xong,
Làm chi thêm một nợ
chồng kiếp sau!
Lặng nghe, thấm thía
gót đầu,
Thưa rằng: Ai có muốn
đâu thế này?
được như lời, thế là
may,
Hẵn rằng mai có như
rày cho chăng!
Sợ khi ong bướm đãi
đằng,
Đến điều sống đục, sao
bằng thác trong!
..
Tiếng ai ở trên là
Kiều tự nói mình, nàng không muốn tự tử.
..
Tú Bà giam Kiều ở lầu
Ngưng Bích. Kiều nhớ cha mẹ, buồn vì khung cảnh sông nước nơi nầy. Tiếng Ai
trong thuyền ai là tiếng nghi vấn:
..
Sân Lai cách mấy nắng
mưa,
Có khi gốc tử đã vừa
người ôm?
Buồn trông cửa bể
chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng
cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước
mới sa,
..
Kiều nghe lời Sở Khanh
trốn đi cùng y, bị bắt lại. Kiều trách Sở Khanh là tay bạc tình.
..
Nàng rằng: Thề thốt
nặng lời,
Có đâu mà lại ra người
hiểm sâu!
Còn đương suy trước
nghĩ sau,
Mặt mo đã thấy ở đâu
dẫn vào.
Sở Khanh lên tiếng rêu
rao,
Rằng: Nghe mới có con
nào ở đây.
Phao cho quyến gió rủ
mây,
Hãy xem có biết mặt
mày là ai?
..
Ai là người nào, xem
thử mặt có biết Sở Khanh là người như thế nào không?
..
Nàng rằng: Thôi thế
thì thôi,
Rằng không thì cũng
vâng lời rằng không!
Sở Khanh quát mắng
đùng đùng,
Bước vào vừa rắp thị
hùng ra tay.
Nàng rằng: Trời nhé có
hay!
Quyến anh rủ yến sự
này tại ai?
Đem người đẩy xuống
giếng thơi,
Nói lời rồi lại ăn lời
được ngay!
Còn tiên tích việt ở
tay,
Rõ ràng mặt ấy mặt này
chứ ai?
Lời ngay đông mặt
trong ngoài,
Kẻ chê bất nghĩa người
cười vô lương!
..
Kiều tố cáo Sở Khanh
là tên quyến rủ Kiều. Tiếng ai ở đây ám chỉ Sở Khanh.
..
Buồng riêng riêng
những sụt sùi,
Nghĩ thân mà lại ngậm
ngùi cho thân.
Tiếc thay trong giá
trắng ngần,
Đến phong trần cũng
phong trần như ai!
..
Kiều tủi thân vì bị
gạt, nghĩ rằng phong trần (phong là gió, trần là bụi, nghĩa bóng là gian khổ)
thì mọi người (ai) đều như nhau (ai).
..
Chữ ai trong mấy câu
sau, cũng như câu vừa rồi.
..
Nàng rằng: Mưa gió dập
dìu,
Liều thân thì cũng
phải liều thế thôi!
Mụ rằng: Ai cũng như
ai,
Người ta ai mất tiền
hoài đến đây?
Ở trong còn lắm điều
hay,
Nỗi đêm khép mở mỗi
ngày riêng chung.
Này con thuộc lấy làm
lòng,
Vành ngoài bảy chữ
vành trong tám nghề.
..
Nguyễn Du mô tả cuộc
đời của Kiều ở lầu xanh, có làm thơ, có họa, có đánh cờ vui chơi nhưng không
tìm được người nào để tỏ bày tâm sự. Câu “Ai tri âm đó mặn mà với ai” có nghĩa
là không có ai, không có người nào cả.
..
Đôi phen nét vẽ câu
thơ,
Cung cầm trong nguyệt
nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo
là,
Ai tri âm đó mặn mà
với ai?
Thờ ơ gió trúc mưa
mai,
Ngẩn ngơ trăm mối dùi
mài một thân.
..
Kiều thương nhớ cha
mẹ, không biết bây giờ ở quê nhà (sân hoè, sân có trồng cây hòe, tượng trung
cho cho mẹ) “đôi chút thơ ngây” là ý nói hai em của Kiều còn dại, không biết có
ai (người nào) thay cô để chăm sóc cho cha mẹ. Hai câu cuối nói tới người tình
là Kim Trọng. Hai chữ ai ở đây cùng nói tới một người là chàng Kim.
..
Sân hòe đôi chút thơ
ngây,
Trân cam ai kẻ đỡ thay
việc mình?
Nhớ lời nguyện ước ba
sinh,
Xa xôi ai có biết tình
chăng ai?
..
Kiều gặp Thúc Sinh,
coi như tài tử giai nhân gặp nhau, như cá gặp nước. Tiếng ai ở đây là nói tới
cả hai người (Kiều và Thúc Sinh)
..
Khách du bỗng có một
người,
Kỳ Tâm họ Thúc cũng
nòi thư hương.
Vốn người huyện Tích
châu Thường,
Theo nghiêm đường mở
ngôi hàng Lâm truy.
Hoa khôi mộ tiếng Kiều
nhi,
Thiếp hồng tìm đến
hương khuê gởi vào.
Trướng tô giáp mặt hoa
đào,
Vẻ nào chẳng mặn nét
nào chẳng ưa?
Hải đường mơn mởn cành
tơ,
Ngày xuân càng gió
càng mưa càng nồng!
Nguyệt hoa hoa nguyệt
não nùng,
Đêm xuân ai dễ cầm
lòng được chăng!
Lạ gì thanh khí lẽ
hằng,
Một dây một buộc ai
giằng cho ra!
..
Kiều muốn sống cuộc
đời yên ổn, không còn phải ở chốn lầu xanh nữa, bày tỏ tấm lòng của nàng với
chàng Thúc:
..
Trăm điều ngang ngửa
vì tôi,
Thân sau ai chịu tội
trời ấy cho ?
Như chàng có vững tay
co,
Mười phần cũng đắp
điếm cho một vài .
Thế trong dầu lớn hơn
ngoài,
trươc hàm sư tử gửi
người đằng la
...
Đoạn thơ nầy có vài
điển tích:
Hàm sư tử Đời Tống,
Trần Tháo, hiệu Long Khâu cư sĩ, hay nói chuyện đạo Phật, vợ là Liễu thị, tính
dữ tợn mà cả ghen, mỗi khi Tháo thết tiệc tân khách, có ca kỹ, thì ở trong nhà,
Liễu thị lấy gậy đập vào vách, hò hét, khách phải giải tán. Tô Thức, bạn Tháo,
viết mấy câu thơ đùa:
..
“Thùy tự Long Khâu cư
sĩ hiền,
Đàm không thuyết hữu
dạ bất miên,
Hốt văn Hà Đông sư tử
hống
Trụ trượng lạc thủ tấm
mang nhiên”.
..
Dịch nghĩa:
..
“Ai giỏi như Long Khâu
cư sĩ
Nói những thuyết
không, thuyết có, đến không ngủ
Bỗng nghe sử tử Hà
Đông rống lên
Tay rơi gậy chống,
lòng bàng hoàng.
Đằng la: Những loài
dây leo (chính nghĩa là dây bìm bìm, dây tơ hồng) dây dùng như chữ cát đằng là
dây bìm bìm, ví với phận lẽ mọn.
..
Thúc Sinh tạ tội với
cha:
..
Rằng: Con biết tội đã
nhiều,
Dẫu rằng sấm sét búa
rìu cũng cam.
Trót vì tay đã nhúng
chàm,
Dại rồi còn biết khôn
làm sao đây!
Cùng nhau vả tiếng một
ngày,
Ôm cầm ai nỡ dứt dây
cho đành.
Ôm cầm có nghĩa là
sống với nhau, ai nỡ dứt dây là có ý xin Thúc ông đừng chia cắt hai người (Thúc
và Kiều) xa nhau. Câu chót có hai chữ ai. Tiếng ai trước ám chỉ Kiều, tiêng ai
sau ý nói Thúc Sinh.
..
Thúc sinh khóc Kiều bị
đánh ở cửa quan:
..
Khóc rằng: Oan khốc vì
ta,
Có nghe lời trước
chẳng đà lụy sau.
Cạn lòng chẳng biết
nghĩ sâu,
Để ai trăng tủi hoa
sầu vì ai?
..
Đoạn nầy cũng giống ý
như trên, nghe tiếng Kiều khóc, Thúc Sinh xin cha. Hai tiếng ai, chỉ Thúc Sinh
và Kiều.
..
Cạn lòng chẳng biết
nghĩ sâu.
Để ai trăng tủi hoa
sầu vì ai.
Phủ đường nghe thoảng
vào tai,
Động lòng lại gạn đến
lời riêng tây.
Sụt sùi chàng mới thưa
ngay,
....
Tiếng ai trong mấy câu
sau chỉ là hỏi ai, tức người nào:
..
Tin nhà ngày một vắng
tin,
Mặn tình cát lũy lạt
tình tao khang.
Nghĩ ra thật cũng nên
đường,
Tăm hơi ai dễ giữ
giàng cho ta?
Trộm nghe kẻ lớn trong
nhà,
Ở vào khuôn phép nói
ra mối giường.
..
Những câu sau đây tả
chia ly biệt giữa Kiều và Thúc Sinh, được coi là những câu thơ hay nhứt trong
truyện Kiều. Tiếng ai ở đây ám chỉ ông trời. Nhưng nếu nói “trời xẻ làm đôi”
thì xác định quá, không hay bằng dùng chữ ai, không phải nghi vấn mà phiếm
định.
..
Người về chiếc bóng
năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một
mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm
đôi,
Nửa in gối chiếc nửa
soi dặm trường.
..
Nghe tin Thúc sinh có
vợ bé, Hoạn Thư tức giận muốn điên lên, sắp đặt mưu kế để trả thù cả hai người.
Tiếng ai ở đây có nghĩa là người nào.
..
Làm cho đầy đọa cất
đầu chẳng lên!
Làm cho trông thấy
nhãn tiền,
Cho người thăm ván bán
thuyền biết tay.
Nỗi lòng kín chẳng ai
hay,
x
Tuần sau bỗng thấy hai
người,
Mách tin ý cũng liệu
bài tâng công.
Tiểu thư nổi giận đùng
đùng:
Gớm tay thêu dệt ra
lòng trêu ngươi!
Chồng tao nào phải như
ai,
Điều này hẳn miệng
những người thị phi!
Vội vàng xuống lệnh ra
uy,
Đứa thì vả miệng đứa
thì bẻ răng.
Trong ngoài cửa kín
mít như bưng.
Nào ai còn dám nói
năng một lời!
..
Tiếng ai trên ám chỉ
người đời, kẻ bình thường. Tiếng ai ở sau có nghỉa là không ai, tức là không có
người nào.
..
Mưu kế tính toán xong
xuôi, Hoạn Thư bình tĩnh coi như trong gia đình không có chuyện gì xảy ra.
Tiếng ai trong câu sau có nghĩa là người nào đó.
..
Mấy phen cười nói tỉnh
say,
Tóc tơ bất động mảy
may sự tình.
Nghĩ đà bưng kín miệng
bình,
Nào ai có khảo mà mình
đã xưng?
Xấu chàng mà có ai
khen chi mình!
Vậy nên ngảnh mặt làm
thinh,
..
Tiếng ai sau đây cũng
có nghĩa là người đời:
..
Mặn tình cát lũy lạt
tình tào khang.
Nghĩ ra thật cũng nên
đường,
Tăm hơi ai dễ giữ
giàng cho ta?
Trộm nghe kẻ lớn trong
nhà,
ở vào khuôn phép nói
ra mối đường.
..
Kiều đã được kẻ ăn
người ở trong nhà Hoạn Thư dặn khéo. Nếu gặp “Ai người cũ” (có nghĩa là Thúc)
thì cũng đừng nhìn nhau.
..
Ở đây tai vách mạch
rừng,
Thấy ai người cũ cũng
đừng nhìn chi.
Kẻo khi sấm sét bất
kỳ,
Con ong cái kiến kêu
gì được oan?
..
Hoạn Thư và Thúc Sinh
trùng phùng, mở tiệc. Hai người có hai nỗi lòng riêng, không ai biết ai có ý đồ
gì cả.
..
Tẩy trần vui chén
thong dong,
Nỗi lòng ai ở trong
lòng mà ra.
..
Ưng Khuyển đuợc lệnh
đi bắt cóc Kiều, đốt nhà rồi đem xác vô chủ bỏ vào trong lửa, để không ai
(người nào) biết được.
..
Thuốc mê đâu đã tưới
vào,
Mơ màng như giấc chiêm
bao biết gì.
Vực ngay lên ngựa tức
thì,
Phòng đào viện sách
bốn bề lửa dong.
Sẵn thấy vô chủ bên
sông,
Đem vào để đó lộn sòng
ai hay?
..
Những tiếng ai trong
mấy câu sau, nghĩa cũng tương tự
..
Chạy vào chốn cũ phòng
hương,
Trong tro thấy một
đống xương cháy tàn,
Ngay tình ai biết mưu
gian,
Hẳn nàng thôi lại có
bàn rằng ai!
..
Thúc ông sùi sụt ngắn
dài,
Nghĩ con vắng vẻ
thương người nết na.
..
Thúc Sinh kinh hoảng
khi gặp Kiều ở nhà Hoạn Thư, biết rằng đã mắc mưu ai rồi. Ai đó: Thúc Sinh có
thể đoán là Hoạn Thư:
..
Sinh đà phách lạc hồn
xiêu:
Thương ôi chẳng phải
nàng Kiều ở đây?
Nhân làm sao đến thế
này?
Thôi thôi ta đã mắc
tay ai rồi!
..
Hai câu nầy có tới
những ba chữ ai. Ai ra đường nấy là ý nói cả hai người: Kiềi và Thúc Sinh. Hai
tiếng ai sau cũng nói cả hai người. Người nầy (Thúc) không nhìn được người
(Kiều) kia. Hoặc người kia (Kiều) không nhìn được người nầy (Thúc).
..
Chước đâu rẽ thúy chia
uyên,
Ai ra đường nấy ai
nhìn được ai.
..
Thúc ông tưởng Kiều đã
chết cháy, khóc cho Kiều. Tiếng Ai là nghi vấn. Tiếng ai ở sau, ám chỉ chàng
Thúc khóc vì thương Kiều đã qua đời.
..
Ai hay vĩnh quyết là
ngày đưa nhau!
Thương càng nghĩ nghĩ
càng đau,
Dễ ai lấp thảm quạt
sầu cho khuây.
Gần miền nghe có một
thầy,
Phi phù trí quỷ cao
tay thông huyền.
..
Kiều gặp Bạc Hạnh lại
bị đem bán vào lầu xanh lần thứ hai. Đây là mưu đồ của Bạc Hạnh: “Đâu ai biết
ai” (người nào) mà sợ “bể mánh”.
..
Thế nào nàng cũng phải
nghe,
Thành thân rồi sẽ liệu
về châu Thai.
Bấy giờ ai lại biết
ai,
Dầu lòng bể rộng sông
dài thênh thênh.
Nhân khi bàn bạc gần
xa,
Thừa cơ nàng mới bàn
ra nói vào.
Rằng: Trong Thánh trạch
dồi dào,
Tưới ra đã khắp thấm
vào đã sâu.
Bình thành công đức
bấy lâu,
Ai ai cũng đội trên
đầu biết bao.
Ngẫm từ dấy việc binh
đao,
Đống xương Vô định đã
cao bằng đầu.
Làm chi để tiếng về
sau,
Nghìn năm ai có khen
đâu Hoàng Sào!
Sao bằng lộc trọng
quyền cao,
Công danh ai dứt lối
nào cho qua?
..
Đoạn nầy có 4 chữ ai.
Ai ai (mọi người) đều tôn kính. “Ai có khen đâu Hoàng Sào” là khẳng định chẳng
có người nào (ai) cả. Tiếng ai ở câu cuối cũng ở thể khẳng định.
..
Khí thiêng khi đã về
thần,
Nhơn nhơn còn đứng
chôn chân giữa vòng!
Trơ như đá vững như
đồng,
Ai lay chẳng chuyển ai
rung chẳng dời.
Quan quân truy sát
đuổi dài.
Ù ù sát khí ngất trời
ai đang.
..
Những tiếng ai trong
đoạn trên là xác định chẳng có người nào làm được cả,
..
Kiều đàn cho Hồ Tôn
Hiến nghe trong tiệc khao quân mừng công giết được Từ Hải. Kiều còn sợ cho
tương lai của mình gán ghép không phải nơi. (Giây loan, đàn cầm). Thúy Kiều bị
phê phán nặng nề nhứt là ở đoạn nầy, góp vui với kẻ thù:
..
Cung cầm lựa những ngày
xưa,
Mà gương bạc mệnh bây
giờ là đây!
Nghe càng đắm ngắm
càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng
ngây vì tình!
Dạy rằng: Hương lửa ba
sinh,
Dây loan xin nối cầm
lành cho ai.
..
Kiều bị gán cho thổ
quan (quan ở xứ mọi). Không ai (người nào) dám cải lệnh quan:
..
Lệnh quan ai dám cãi
lời,
Ép tình mới gán cho
người thổ quan.
Ông tơ thực nhé đa
đoan!
Xe tơ sao khéo vơ
quàng vơ xiên?
..
Kiều bị đưa xuống
thuyền, ra giữa sông Tiền Đường:
..
Chân trời mặt bể lênh
đênh,
Nắm xương biết gởi tử
sinh chốn nào?
Duyên đâu ai dứt tơ
đào,
Nợ đâu ai đã dắt vào
tận tay!
Thân sao thân đến thế
này?
Còn ngày nào cũng dư
ngày ấy thôi!
..
Tuyệt vọng, Kiều nhảy
xuống sông tự vẫn. Hai tiếng ai ở trên ám chỉ ông trời.
..
Sư Giác Duyên khen
Kiều, tiếng ai ở đây ám chỉ Kiều, không có ai bằng với cô Kiều được:
..
Hại một người cứu muôn
người,
Biết đường khinh trọng
biết lời phải chăng.
Thửa công đức ấy ai
bằng?
Túc khiên đã rửa lâng
lâng sạch rồi!
..
Đoạn cuối của một kiếp
người. Đạm Tiên báo mộng cho Kiều biết đã trả xong nợ. Tiếng ai cuối câu cũng
ám chỉ Kiều.
..
Mơ màng phách quế hồn
mai,
Đạm Tiên thoắt đã thấy
người ngày xưa.
Rằng: Tôi đã có lòng
chờ,
Mất công mười mấy năm
thừa ở đây.
Chị sao phận mỏng phúc
dày,
Kiếp xưa đã vậy lòng
này dễ ai!
..
Tỉnh giấc mơ, Kiều
không thấy Đạm Tiên, chỉ có vãi Giác Duyên ngồi bên cạnh. Tiếng ai ở đây có
nghĩa là người nào (nghi vấn):
..
Giật mình thoắt tỉnh
giấc mai,
Bâng khuâng nào đã
biết ai mà nhìn.
Trong thuyền nào thấy
Đạm Tiên,
Bên mình chỉ thấy Giác
Duyên ngồi kề.
..
Thúc Sinh về Liêu
Dương hộ tang chú xong, trở lại vườn cũ thấy cảnh vắng không, không biết hỏi
thăm ai (nghi vấn, làm túc từ):
..
Trước sau nào thấy
bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn
cười gió đông.
Xập xè én liệng lầu
không,
Cỏ lan mặt đất rêu
phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc
đầy,
Đi về này những lối
này năm xưa.
Chung quanh lặng ngắt
như tờ,
Nỗi niềm tâm sự bây
giờ hỏi ai?
..
Hai tiếng ai sau đây
đều ở thể nghi vấn:
..
Kim từ nhẹ bước thanh
vân,
Nỗi nàng càng nghĩ xa
gần càng thương.
Ấy ai dặn ngọc thề
vàng,
Bây giờ kim mã ngọc
đường với ai?
..
Sau mười lăm năm lưu
lạc, Kiều được gặp lại gia đình. Tiếng ai trong câu cuối ám chỉ Kiều.
...
Từ con lưu lạc quê
người,
Bèo trôi sóng vỗ chốc
mười lăm năm!
Tính rằng sông nước
cát lầm,
Kiếp này ai lại còn
cầm gặp đây!
..
Kiều muốn tiếp tục đi
tu, không muốn trở lại nhà, nhưng Vương Ông còn nhắc cô Kiều tới lòng hiếu thảo
với cha mẹ, biết ai (người nào) giữ công việc đó:
..
Sự đời đã tắt lửa
lòng,
Còn chen vào chốn bụi
hồng làm chi!
Dở dang nào có hay gì,
Đã tu tu trót quá thì
thì thôi!
Trùng sinh ân nặng bể
trời,
Lòng nào nỡ dứt nghĩa
người ra đi?
Ông rằng: Bỉ thử nhất
thì,
Tu hành thì cũng phải
khi tòng quyền.
Phải điều cầu Phật cầu
Tiên,
Tình kia hiếu nọ ai
đền cho đây?
..
“Ai ngờ” là tiếng tán
thán, nói việc không tin tưởng mà lại xảy ra:
..
'Ai ngờ lại họp một
nhà,
Lọ là chăn gối mới ra
sắt cầm!
Nghe lời sửa áo cài
trâm,
Khấu đầu lạy tạ cao
thâm nghìn trùng:
..
Tiếng ai trong câu sau
có nghĩa là mọi người:
..
Chuyện trò chưa cạn
tóc tơ,
Gà đà gáy sáng trời
vừa rạng đông.
Tình riêng chàng lại
nói sòng,
Một nhà ai cũng lạ
lùng khen lao.
Cho hay thục nữ chí
cao,
Phải người sớm mận tối
đào như ai?
..
Tôi không nghĩ rằng cụ
Nguyễn Du ngồi tẩn mẩn xem thử cụ đã viết bao nhiêu tiếng ai trong truyện Kiểu.
Tôi có ngồi đếm từng chữ cũng chưa hẵn đã hết, đã đủ, có thể còn sót. Tuy
nhiên, tôi nghĩ, nếu Nguyễn Du không đem chữ ai mà thay vào những chỗ cần thiết
thì Truyện Kiều mất đi cái hay nhiều lắm. Một chữ ai trong một câu là cụ thường
dùng. Câu có hai chữ ai, thậm chí một câu có ba chữ ai, nghe không “điệp tự” mà
thấy cái ý cụ muốn nói được nhấn mạnh, được rõ ra nhiều lắm.
..
Viết như vầy, tôi cũng
mong được bạn đọc, không chê tôi “dài lưng tốn vải” mà thông cảm cho công việc
cẩm cẩm của tôi khi đọc Kiều. Còn nếu như không ai thông cảm tôi cả, thì tôi
đành đọc lại một câu Kiều, học thói của Kiều hay của cụ Nguyễn Du mà than thầm:
“Ai tri âm đó mặn mà
với ai!”
..
..
Tác giả:Tuệ Chương
Hoàng Long Hải
.
(sưu tầm)....
.
(sưu tầm)....