...
..
BUỔI DẠ TIỆC
......
Tác-giả: Mona
Gardner
Trương Mỹ-Vân dịch
..
Lời
người dịch: Bà Mona
Gardner (1900-1981) là một văn-sĩ Mỹ sinh tại Seattle, tiểu-bang Washington. Bà thường chọn những quốc gia
bà đã viếng thăm như Ấn-độ, Mã-Lai, Thái-Lan và Hương-Cảng làm bối cảnh trong
hầu hết các tác phẩm của bà.
Truyện
ngắn "Buổi Dạ Tiệc" sau đây được dịch từ nguyên tác "The Dinner
Party", một đoản văn điển hình của loại truyện thật ngắn, một trong những
khuynh hướng truyện ngắn hiện đại, trong đó tác giả chỉ xử dụng những chi tiếc
thật cần thiết có liên quan đến cốt truyện để xây dựng một bố cục ngắn gọn...
..
Truyện
xảy ra tại Ấn-độ lúc quốc gia này còn là thuộc địa Anh, trong buổi dạ tiệc tại
tư gia một vị tùy viên ngoại giao thuộc tòa đại sứ Anh. Thực khách gồm các vị tướng lãnh quân
đội, các nhân viên trong ngoại giao đoàn và một nhà sinh-vật-học người Mỹ. Tất cả quây quần quanh bàn tiệc trong
phòng khách khang trang của một ngôi biệt thự sang trọng tại thủ đô Ẩn-độ. Sàn nhà lát đá cẩm thạch, trần nhà để
trống ngoại trừ những cây cột kèo chống đỡ mái ngói và cửa phòng ăn mở rộng
thông ra mái hiên bên ngoài.
...
Trong
lúc mọi người đang trò chuyện, một thiếu nữ người Anh và một vị trung tướng
tranh luận về một đề tài sôi nổi. Thiếu
nữ cương quyết bảo rằng phụ nữ ngày nay là những người cương nghị, đầy tánh tự
chủ, nhưng vị trung tướng khăng khăng cho rằng đàn bà vẫn là những kẻ yếu đuối,
rụt rè, chỉ cần thấy bóng dáng một chú chuột nhắt lấp ló sau kẹt tủ là đã nhảy
tuốt lên ghế lên bàn kêu la ầm ỹ!
..
Vị
trung tướng cao giọng:
-
Đàn bà bao giờ cũng thế. Hễ
có chuyện gì sợ hãi là chỉ biết la hoảng lên mà thôi. Còn đàn ông thì khác. Dẫu run sợ đến đâu họ vẫn bình tĩnh
hơn đàn bà. Chính
tánh tự chủ này mới là điều quan trọng.
...
Nhà
sinh vật học người Mỹ nãy giờ yên lặng theo dõi nhưng không hề góp phần vào
cuộc tranh luận này. Vừa
lúc đó, ông ta liếc nhìn bà chủ nhà và thấy diện mạo bà đổi khác, đôi mắt trừng
trừng nhìn thẳng và nét mặt bà bỗng dưng đanh lại. Bà ra dấu gọi cậu bé giúp việc lại
gần, thì thầm vào tai nó điều gì không rõ, chỉ thấy nó trố mắt kinh ngạc và tức
tốc chạy ra khỏi phòng.
....
Tất cả
đám thực khách không ai để ý đến điều này ngoại trừ nhà sinh vật học. Phúc chốc cậu bé giúp việc trở lại,
mang theo dĩa sứ đựng đầy sữa đặt ngoài mái hiên.
Điều
này khiến nhà sinh vật học giật nẩy mình. Ở Ấn-độ, người ta rót sữa vào dĩa với
một mục đích duy nhất: để
làm mồi cho rắn hổ mang. Ông
nhìn lên trần nhà, nơi rắn thường hay trốn nhưng không thấy gì. Ngay cả ba góc phòng cũng trống trơn
và trong góc phòng còn lại, đám gia nhân đang chuẩn bị dọn món ăn kế tiếp. Ông biết chỉ còn một chỗ duy nhất
trong phòng là dưới bàn tiệc.
....
Phản
ứng tự nhiên nhất của nhà sinh vật học là nhảy lùi về phía sau, chạy ra khỏi
bàn tiệc và hô hoáng lên để đám thực khách biết, nhưng ông thừa hiểu rằng làm
như vậy sẽ gây náo động và chỉ khiến con rắn hoảng sợ, cắn ẩu những người chung
quanh mà thôi. Bằng một
giọng hùng hồn, ông bảo đám thực khách:
....
-
Tôi muốn thử xem ai là người có tánh tự chủ nhất trong bàn tiệc này. Vậy bây giờ tôi bắt đầu đếm từ một tới
ba trăm. Trong khoảng thời
gian đó mọi người phải ngồi yên. Ai
nhúc nhích sẽ bị phạt ba trăm ru-pi tiền Ấn-độ. Nào, sẵn sàng chưa? Tôi bắt đầu nhé!
.....
Tất cả
đám hai mươi thực khách ngồi yên như tượng đá trong lúc nhà sinh vật học đếm
đến số hai trăm tám mươi. Bỗng
qua khoé mắt, ông ta thấy một con rắn hổ mang từ dưới gầm bàn tiệc hiện ra và
bò thẳng đến dĩa sứ đựng đầy sữa ngoài mái hiên. Mọi người sợ hãi rú lên khi thấy ông
chạy đến đóng ập cửa kính lại.
....
Lúc bấy
giờ chủ nhà mới lên tiếng:
- Ban nãy trung tướng nói đúng đấy. Chúng ta vừa chứng kiến một gương bình
tĩnh hiếm có của phái nam.
Nhưng
nhà sinh vật học vội quay sang hỏi bà chủ nhà:
- Hãy khoan! Thưa bà, ban nãy tại sao bà biết có
con rắn hổ mang trong phòng?
Với nụ
cười yếu ớt nhưng cũng đủ làm rạng rỡ gương mặt, bà Wynnes nhẹ đáp:
- Vì lúc đó con rắn đang bò ngang chân
tôi...
...
Trương
Mỹ-Vân_ĐK 67 dịch