Tuesday, April 29, 2014

Ngụm Cà phê tháng tư

Trương Mỹ-Vân (ĐK 67) sưu tầm
.
.......
.....
..
NGỤM CÀ PHÊ THÁNG TƯ
..
TÁC GIẢ: TRẦN MỘNG TÚ
Ta ngồi một mình
ly cà phê cạn
lòng như tháng tư
Đứt ra từng đoạn

..
Tháng tư, tôi ngồi trong quán cà phê Starbucks trên đường 20th của thành phố tôi cư trú. Tôi cúi xuống nhìn mầu cà phê đen đặc, sóng sánh sót lại một ngụm trong chiếc ly giấy. Tôi cầm chiếc ly chao nhẹ đi một chút, do dự chưa muốn ngửa cổ uống nốt ngụm cuối cùng. Ngụm cà phê trông như ngụm nước mắt đen. Chao ôi nước mắt đã có một lúc nào đó, ta ngửa cổ uống được cả ngụm hay sao !
Tháng tư, tháng tư, tháng tư năm đó! Đứt ra từng đoạn: đoạn cha, đoạn mẹ, đoạn vợ, đoạn chồng, đoạn con, đoạn anh, chị, em, đoạn bạn hữu. Mỗi đoạn đứt một chỗ, rơi một nơi, đoạn mất đi ngút ngàn biệt tích, không để lại dấu vết, đoạn còn sót lại ngơ ngẩn, mù lòa.
Tháng tư của ba mươi bẩy năm sau, ngụm nước mắt không bao giờ cạn được.
Tôi ngồi trong quán một mình. Ngó những khuôn mặt lạ, họ không phải bạn bè, nhưng vẫn thấy thân thuộc, vì đó là những khuôn mặt của dân bản xứ tôi gặp thường ngày. Cách ăn mặc và lối cư xử của họ na ná giống nhau. Mình nhìn mấy chục năm, mình quen với cách kéo ghế, cách chụm đầu vào nhau nói khe khẽ, cách nghiêng mình xin lỗi của họ khi phải đi qua mặt ai, nên bỗng trở thành gần gũi.
Tự ngậm ngùi tưởng tượng, nếu bây giờ mình ngồi ở trong một quán cà phê ở Việt Nam, ngắm những người ngồi chung quanh, chắc chắn mình sẽ thấy lạc lõng lắm, vì cách ăn mặc và cư xử rất khác mình. Họ cũng sẽ chẳng để mắt nhìn đến mình, một kẻ thường thường trên mọi phương diện. Mình lạc lõng ngay chính trên quê mình.
..
Ngồi một mình với ly cà phê Starbucks trong một ngày của tháng tư, quê người; tôi chỉ nhìn ra mình là người lạ với chính mình. Cúi nhìn mấy ngón tay đang cầm ly, những ngón tay gầy đã bắt đầu xanh xao gân lá, biết mình ở đây lâu lắm rồi. Đôi vai bỗng trĩu nặng như có bàn tay ai vô hình ấn xuống ghế. Thôi, đã đến đây rồi, thì ngồi xuống đây, còn đi đâu được nữa. Ngồi đây mà hồn như thác đổ, tiếng nước ầm ầm vọng tới từ một ký ức xa xôi, rồi bỗng òa ra khi chạm vào tảng đá cuối cùng, tảng đá tháng tư.
Tháng tư ở đây là mùa xuân, chim chóc rủ nhau bay vào thành phố, hoa đào nở hồng trên mỗi con đường, nắng mới lách mình vào những khung cửa mở, trong vườn nhà ai hoa táo, hoa lê trắng xóa. Những người Việt di tản như tôi, tháng tư không ít thì nhiều quay đầu nhìn lại quá khứ, nhớ lại những giọt nắng quê nhà năm đó hòa vào máu và nước mắt. Hoa nắng quê người chỉ làm gợi thêm nỗi xót xa.
Anh ạ tháng tư mềm nắng lụa / hoa táo hoa lê nở trắng vườn / quê nhà thăm thẳm sau trùng núi / em mở lòng xem lại vết thương.
Chung quanh tôi, một vài bàn nhỏ có người ngồi trước tách cà phê và cái laptop. Họ im lặng làm việc, học hay sáng tác. Có người với một tờ báo mở trước mặt, hay hai người bạn thì thào nho nhỏ. Quán tĩnh mịch, nghe được cả tiếng gõ khe khẽ của những ngón tay chạm trên bàn phím, thậm chí cả tiếng thở của người ngồi ở bàn gần mình.
Tôi ngồi với ly cà phê cạn. Tôi biết trang mạng của người Việt khắp nơi trên thế giới, vào mỗi tháng tư họ cũng trao đổi cho nhau trên khung hình nhỏ: những tấm hình đang bốc lửa, những khẩu súng đang nhả đạn.Tiếng người đang khóc, đang la vang, đang chạy hoảng loạn, đang giẫm lên nhau. Tiếng súng nổ, tiếng kêu thất thanh….Tất cả hiện ra trên khung hình nhỏ.
Trong một tiệm cà phê ở Mỹ. Tôi ngồi đó, ngửa mặt uống ngụm cà phê đen cuối cùng. Bỗng dưng má tôi ươn ướt. Nước mắt ứa ra từ hai con mắt, bờ mi đã bắt đầu sụp xuống như hai chiếc lá cuốn khô. Nước mắt của một người di tản vì chiến tranh lâu quá rồi, xót xa cho phận mình, phận người, phận quê hương đất nước.
Ba mươi bẩy năm rồi, mà thỉnh thoảng vẫn đọc được ở trên mạng, lẫn vào những bài vở giải trí, kiến thức hay nghệ thuật, những lời nhắn với nội dung thật buồn: Một hài cốt với tên họ, ngày sinh và số quân đầy đủ của một quân nhân VNCH, ai đó vừa tìm được bên đường. Mong có thân nhân đến nhận. Nào ai biết thân nhân của bộ xương đó còn sống hay đã chết? Tin đó đến từ Việt Nam và đã chuyển đi nhiều lần.
Tin những người ở Mỹ về bốc mộ, một hố chôn tập thể của binh sĩ VNCH trong một sân trường hay bên cạnh một con mương. Tin cả trăm bộ xương tìm thấy ở ven biển miền Trung không biết của bên này hay bên kia. Rồi còn cả những tin như sĩ quan H.O qua đời ở Mỹ không có thân nhân, được những người trong cộng đồng phụ nhau mai táng. Lời nhắn về một vị tá Hải Quân, có con ở Cali. Xác nằm trong bệnh viện Texas hai tuần rồi. Cha qua đời, con ở đâu chưa đến nhận.
Những dòng chữ như thế, thực sự là một “Tin Buồn” với ý nghĩa đúng nhất của nó.
Tháng Tư là tháng tôi sợ đọc, sợ xem hình trên mạng. Sợ nhìn lại những hình ảnh và đọc lại những bài viết kinh hoàng của những nạn nhân vượt biển; hình ảnh nghĩa trang quân đội bị đập phá trong tủi nhục; những câu chuyện thương tâm của tù nhân và nhà tù cải tạo; Sợ phải xem lại những hình ảnh của một thành phố mình đã sống và lớn lên bị tàn phá bởi chiến tranh; sợ những bức hình và tên tuổi, binh nghiệp của các tướng lãnh tự sát vào ngày cuối cùng, tôi sợ mỗi khi đọc thêm một danh sách tự vận của các cấp tá, cấp úy, các hạ sĩ quan. Họ tự sát riêng lẻ hay có khi cùng với vợ con. Những bức hình im lìm đó là những tiếng gào thét phẫn nộ của những anh hùng VNCH. Tôi không nhớ là mình đã đọc được câu này ở đâu: “Thật đáng thương cho một đất nước nào có quá nhiều anh hùng” vì anh hùng đồng nghĩa với hy sinh và cái chết.
Đau đớn nhất là bao giờ khi xem hình, khi đọc những bài viết xong, cuối cùng mình nhận thức rất rõ rệt: đó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Người giết và người bị giết đều mang họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần…
Ba mười bẩy năm rồi, người ta nói là Việt Nam đã hết chiến tranh, người dân đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhưng trên mạng, người Việt trong và ngoài nước vẫn có những dòng chữ gửi đến cho nhau mang theo những thông điệp thật buồn: Việt Nam tôi đâu? Người dân mất nhà, mất đất. Gái Việt bán sang Đài Loan. Gái Việt xếp hàng lấy chồng Đại Hàn. Không có Tự Do cho Việt Nam. Ngư dân Việt bị tầu Trung Quốc bắt ngay trên biển của mình. Nước Việt âm thầm mất dần từng mảnh cho Trung Quốc….
Tháng tư, cà phê đắng, đắng thêm khi pha vào những giọt nước mắt vì nước mắt bao giờ cũng có muối ở trong. Nỗi đau tháng tư với một số đông người Việt ở thế hệ bạn hữu tôi, là một vết thương không thành sẹo được, nó lên da non, rồi ngưng lại ở đó. Nhìn xuống vẫn thấy màu hồng, vẫn thấy như còn rơm rớm máu.
Tôi cúi xuống nhìn chiếc ly không, tự lấy tay áo lau thầm những giọt nước mắt mình. Đứng dậy, trở về một nơi tôi gọi là nhà, tiếp tục sống với trái tim di tản.
Vạt nắng tháng tư chỉ bay xiên vào trong quán này một năm một lần, nhưng khi tôi đến đây, dù bất cứ tháng nào trong năm, hồn tôi, tháng tư có thể đến bất chợt ghé xuống và rơi cùng những giọt cà phê.
Anh ạ tháng tư sương mỏng lắm / sao em nhìn mãi chẳng thấy quê / hay sương thành lệ tra vào mắt / mờ khuất trong em mọi nẻo về.
..
Tác giả: Trần Mộng Tú
(Nguồn: Trang VănHọcNguồnCội)...
.
M V (Vancouver) sưu tầm
.

..

Monday, April 28, 2014

xem tranh TTM

(BÀI SƯU TẦM)
..
XEM TRANH THÂN TRỌNG MINH
.
Võ Công Liêm Nhận Định
.)
...
..TRANH THÂN TRỌNG MINH
 ‘Mặt Nhìn Mặt /Face to Face’.
Khổ 12’ X 15’ Oil trên giấy. 12/2012. Bản tác giả ký tặng vcl SGN 3/2014   
...
Một trong những điều tôi ghi nhận ở Thân Trọng Minh là ngữ ngôn trong tranh của anh. Lần đầu tiên đối thoại, tôi nhận thức được sự chia sẻ qua từ ngữ của người vẽ – from the first conversation we had, I was aware of the shared vocabulary of the painter. Đó là cái nhìn chứng minh giữa họa sĩ và người xem tranh. Một ghi dấu trong tôi với một không khí ấm cúng (warm air) một không gian trong sáng (clear space) nằm sau một con hẻm nhỏ THĐ, Sàigòn. Ở đây Thân Trọng Minh trải rộng tấm lòng của một người nghệ sĩ đúng cách, một tinh thần không pha trộn tạp nham giữa đời thường. Trung thực ở chỗ đó. Họ Thân có một chiều dài quá trình nghệ thuật – nhất là hội họa – anh giải thích ngắn gọn; nghĩa là không phô diễn một thoả mãn nào nơi cái ‘tôi’, anh chỉ tỏa ra một sự bằng lòng riêng anh, mặc dầu bên anh là một bề bộn ngổn ngang; chi tiết hóa phương cách hoạt động làm việc là một cái bàn bày biện đủ mọi thứ, cái ‘mixed’ đó là ảnh hưởng phần nào sắc màu ở trí tuệ của một người yêu vẽ.

Ta Về

(post lại)
........
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi..
(Tô Thùy Yên)
.....

...........
..TA VỀ
...
Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay
...
Vĩnh biệt ta mười năm chết dấp
Chốn rừng thiêng ỉm tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
..
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
...
Chỉ có thế trời câm đất nín
Ðời im lìm đóng ván xanh xao
Mười năm thế giới già trông thấy
Ðất bạc màu đi đất bạc màu
...
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
...
Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy ghi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm cổ lục đã ai ghi?
...
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi.
...
Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng.
..
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới uống
Giải oan cho cuộc biển dâu này.
....
Ta khóc trả ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa
..
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển đời
Bé bỏng thì cũng sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi
...
Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi
Ðành uống lưng thôi bát nước mời
...
Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can.
...
Lời thề buổi ấy còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài cõi nhớ
Mười năm ta vẫn cứ là ta
...
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền
....
Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương-khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng, cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn khách mới thưa
.....
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi
...
Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?
...
Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuôc bể dâu
Mười năm, con đã già trông thấy
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu
...
Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều một chẳng làm nên
Ðời qua lớp lớp tàn hư huyễn
Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên
....
Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển đã chờ sông
....
Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu
Ta về như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau
...
Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Ðau khổ riêng gì nơi gió cát
Thềm nhà bụi chuối khóc thâu đêm
...
Cây bưởi xưa còn nhớ trắng hoa
Ðêm chưa khuya quá hỡi trăng tà
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Thức trọn, khuya từng nỗi xót xa
....
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi
....
Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen
...
Ta về như nước Tào khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa...
....
Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Ðâu còn ai nữa đứng bờ ao
Khóc người, ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc ôi ngày một một hao
...
Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh
...
Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
Ðọc lại bài thơ thuở thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi
...
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thuở trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Ðành không trải hết được lòng ta..
..
(thơ Tô Thùy Yên)
..
.
(N T sưu tầm)

Saturday, April 26, 2014

Nhớ Liên Châu C1


..
..
FRIENDS

I am drawing a picture
My house is in it
A jagged yellow sun
hangs from the blue strip of sky
I am drawing a dog
His tail is wagging
He wants to be my dog

I am drawing
The sound of a train far off
I will scribble in some smoke
I might want to travel

Your house is in my picture
It is leaning across our street
I am putting in the word POW!
and electric zigzags
where our chimneys
almost touch

In this picture
I am waving from my window
You are running up our walk
A bird is flying off the edge
of the page, singing
Anything can happen
in pictures

I don't need to draw our faces
We will never forget
each other
.
.Barbara Esbensen (1925-1996)
....'
Mỹ-Vân (ĐK 67) sưu tầm
..
(để tưởng nhớ Liên-Châu, đệ Nhị C1)
....
...

Friday, April 25, 2014

Áo Lụa Vàng

ÁO LỤA VÀNG

...
...
100 ĐỒNG CAM THẢO
..
 Hồi còn ở Huế, một hôm tôi đi bổ* thuốc Bắc, thấy trong tiệm có một bà cỡ 60 tuổi đang ngồi bán hàng, cân đo từng vị thuốc từ những thẩu, chai, lọ... để trên các kệ kê sát tường, và có ba cậu bé cỡ 11, 12 tuổi đang mua thuốc, cậu bé đầu tiên nói:
- Bà bán cháu 100 đồng Cam Thảo.
Tội nghiệp, Cam Thảo bà để trên cao nên bà phải hì hà hì hục khiêng cái ghế lại, đứng lên, và nhón hết sức mới cực nhọc lấy cái hộp Cam Thảo xuống, cân đo đong đếm cho cậu nhỏ đủ 100 đồng, rồi bà lại hi hà hì hục khiêng cái hộp Cam Thảo trở lại, leo lên ghế, nhón chân, bỏ lại chỗ cũ.
Bán xong cho cậu thứ nhất mệt gần đứt hơi, bà quay sang ông nhóc thứ hai hỏi, nó đưa một ngón tay ra trả lời:
- Dạ, cháu cũng muốn mua 100 đồng Cam Thảo.
Bà chủ tiệm thuốc Bắc mặt đỏ tía tai, nhưng cố dằn được. Ai biểu không hỏi trước. Bà lại khiêng cái ghế chuẩn bị leo lên, bỗng nhớ tới đứa thứ ba, bà quay sang hỏi:
- Còn cháu ni? Cũng 100 đồng Cam Thảo nữa hả?
Thằng bé lắc đầu. Bà yên tâm leo ghế lấy Cam Thảo xuống bán như hồi nãy. Xong xuôi hết cho hai ông nhóc, bà mệt đừ cả người.
Tới phiên cậu bé khách hàng thứ ba, bà hỏi:
- Cháu muốn mua chi?
Nó giơ... hai ngón tay và nói:
- Bà bán cháu 200 đồng Cam Thảo.
Tới đây thì tôi nghe một cái RRRÂẦMM!..
..                                                                             
(N T st)
..
(*đi mua thuốc Bắc người Huế gọi là đi bổ thuốc.
.

...
..
(nh: Internet)

Wednesday, April 23, 2014

câu đố vui về bánh

....
..
bánh su-sê
...
.......
CÂU ĐỐ VUI VỀ CÁC LOẠI BÁNH
..
Cụ Chánh chủ nhà mang một khay bánh rán ra đãi cả làng. Bánh rán này do Cụ già B.95 chính gốc Bắc kỳ làm nên có hương vị rất Bắc Kỳ. Vỏ bánh giòn tan và nhân bánh bùi ngậy. Dân làng vừa ăn bánh vừa uống trà, hai món này đi với nhau ngon hết sức. Cụ Chánh lên tiếng: Nãy giờ chúng ta nghe các thứ chuyện mà toàn là chuyện nghiêm trang, bây giờ xin sang phần chuyện cười. Xin bồ chữ ODP phụ trách phần này nha. Cả làng vỗ tay. Ông ODP vừa cuời vừa nhìn mọi người: Chúng ta đang ăn bánh cho nên tôi xin lấy đề tài ‘Bánh’. Tôi xin đố mọi người mấy câu về tên bánh. Tôi xin đố 2 câu thơ mở đầu để làng nghe làm quen:
.. 
- Bánh gì ăn ít mà nhiều?
- Bánh gì cả thúng vẫn kêu chưa vừa?

Cụ B.95 đáp ngay: Câu 1 ‘Bánh gì ăn ít mà nhiều’ là bánh Đa, ‘Bánh gì cả thúng vẫn kêu chưa vừa’ là bánh Ít.
Ông ODP gật gù tỏ vẻ bái phục. Ông xin đố tiếp:

- Bánh gì nhọn tựa răng cưa?
- Bánh gì nên nghĩa sớm trưa vợ chồng?

Cả làng suy nghĩ một lúc lâu mà không ai nghĩ ra đáp số. Ông ODP bèn cười hì hì:

- ‘Bánh gì nhọn tựa răng cưa’ là bánh Gai, ‘Bánh gì nên nghĩa sớm trưa vợ chồng’ là bánh Phu thê!

Cả làng nghe xong ai cũng à lên một tiếng rồi gật gù cho là có lý.
Ông ODP thấy làng còn thích thú nên ông bảo thay vì đố từng đồng bánh, ông xin đố một rổ bánh như sau:

- Bánh gì trắng tựa như bông?
- Bánh gì ăn diện nghênh ngông với đời?
- Bánh gì nhỏ, gọi mập đùng?
- Bánh gì sống tại những vùng rong rêu?
- Bánh gì tra tấn đủ điều?
- Bánh gì cất rượu ra chiều nồng thơm?
- Bánh gì ăn cỏ ăn rơm?
- Bánh gì mà lại bọc trong che ngoài?

Nghe 8 câu đố một lúc thì cả làng ai cũng lắc đầu, ai cũng kêu vừa dài vừa khó. Ông ODP bảo khó gì đâu. Dễ mà. Này nha:

- Bánh gì trắng tựa như bông là bánh Dày.
- Bánh gì ăn diện nghênh ngông với đời là bánh Chưng.
- Bánh gì nhỏ, gọi mập đùng là bánh Ú.
- Bánh gì sống tại những vùng rong rêu là bánh Bèo.
- Bánh gì tra tấn đủ điều là bánh Hỏi.
- Bánh gì cất rượu ra chiều nồng thơm là bánh Men.
- Bánh gì ăn cỏ ăn rơm là bánh Bò.
- Bánh gì mà lại bọc trong che ngoài là bánh Bao.
...
Tác giả: Nhà văn Trà Lũ (Canada)
..
Mỹ-Vân (Vancouver) sưu tầm..
..
..
..................
...
...
...........................
.......

Tuesday, April 22, 2014

Nàng Tiên Cá

...
..NÀNG TIÊN CÁ  1
(tranh Lê Ký Thương)
..
NÀNG TIÊN CÁ
..
NGUYÊN TÁC: SELMA LAGERLOF (1858-1940) - NỮ VĂN SĨ THỤY ĐIỂN, GIẢI NOBEL.
NGƯỜI DỊCH: LÊ KÝ THƯƠNG 

Một hôm anh ngư dân sống trên đảo Liding, cách xa Salt Fiord, chèo thuyền đến hồ Lake Maler, vì mải mê đánh cá quên cả thời gian quay thuyền về nhà. Lúc bấy giờ trời đã tối, điều tốt nhất anh có thể làm là neo thuyền trên một đảo nhỏ và chờ đêm xuống, và ánh trăng sẽ hiện ra.

Cuối hè, khí trời ấm áp. Anh đẩy thuyền lên bờ, nằm cạnh thuyền, đầu kê lên một phiến đá rồi ngủ thiếp. Khi anh thức giấc, trăng đã lên tự lúc nào, sáng rực như ban ngày.

Anh vùng dậy, định đẩy thuyền xuống nước thì thấy trên dòng nước một mảng màu đen lóm đóm trắng đang di chuyển. Một đàn hải cẩu bơi nhanh về phía đảo. Khi thấy chúng trườn lên bờ, anh cuối xuống cầm lấy cái xiên luôn mang theo trên thuyền. Nhưng lúc đứng lên, anh chẳng thấy con hải cẩu nào, thay vào đó, đứng trên bãi cát là một bầy tiên trẻ đẹp mê hồn, mặc váy sa-tanh dài màu xanh lục, đầu đội vương miện ngọc trai. Anh ngư dân hiểu rằng đó là những nàng tiên cá, sống trên các đảo đá xa, đã ngụy trang thành những những con hải cẩu, bơi đến hòn đảo xanh tươi này để thưởng ngoạn ánh trăng đêm.

Anh cẩn thận để cái xiên xuống thuyền, và khi những nàng tiên cá xinh đẹp kia đang vui chơi trên đảo, anh lén theo họ để quan sát. Anh đã nghe kể rằng những nàng tiên cá đẹp và quyến rũ đến nỗi không một ai trông thấy họ mà không bị mê hoặc. Quả điều này không ngoa.

Anh đứng dưới bóng cây nhìn họ nhảy múa một hồi rồi bước xuống bờ biển, nhặt lấy một tấm da hải cẩu ở gần đó rồi giấu dưới một phiến đá. Sau đó, anh trở lại mạn thuyền và giả vờ ngủ.

Chẳng mấy chốc, anh nhìn thấy những nàng tiên cá xinh đẹp chạy xuống bờ cát để mặc những chiếc áo da hải cẩu của họ. Thoạt đầu, tất cả đều vui đùa ca hát, nhưng đến khi biết một trong những người bạn đồng hội đồng thuyền của họ không tìm thấy chiếc áo da của mình, họ lại khóc lóc than van. Mọi người đều chạy ngược chạy xuôi đi tìm chiếc áo da cho bạn, nhưng chẳng thấy tung tích gì. Lúc bấy giờ, họ nhận ra trời sắp sáng, không thể nán lại lâu hơn, tất cả đều nhảy xuống nước và bơi đi, để lại người đẹp mất áo ngồi trên bờ than khóc.
Anh ngư dân cảm thấy buồn thương cho nàng, dĩ nhiên rồi, nhưng anh ta vẫn ép mình nằm yên chờ sáng. Sau đó, anh đứng lên, đẩy thuyền xuống nước, rồi bước đến chỗ nàng ngồi, giả vờ như tình cờ trông thấy nàng trước khi nâng mái chèo bơi đi.

 “Cô là ai?” anh lên tiếng. “Cô bị đắm tàu phải không?”

Nàng chạy đến bên anh và hỏi anh có thấy mảnh áo da của mình ở đâu không. Anh làm bộ chẳng hiểu nàng đang nói gì. Nàng lại ngồi xuống và khóc. Lúc này anh quyết định đưa nàng xuống thuyền. “Hãy về nhà tôi,” anh nói. “Mẹ tôi chăm sóc cô. Cô không thể sống trên hòn đảo này, vì ở đây chẳng có thức ăn mà cũng chẳng có chỗ trú thân!”. Giọng anh thuyết phục đến nỗi nàng phải bước theo anh xuống thuyền.

Cả hai mẹ con chàng ngư dân đều tử tế với nàng tiên cá đáng thương, và dường như nàng đã tìm thấy hạnh phúc khi sống chung với họ. Càng ngày nàng càng mãn nguyện với cuộc sống ở đây, luôn luôn đỡ đần công việc với mẹ chàng ngư dân, hiếu thảo như những người con gái sống trên đảo, chỉ có điều nàng đẹp hơn họ nhiều. Một hôm, anh ngư dân ngỏ ý kết hôn với nàng. Nàng không từ chối, đồng ý ngay.

Lễ cưới được chuẩn bị. Nàng tiên cá ăn mặc như cô dâu trong bộ váy màu xanh lục và đội chiếc vương miện ngọc trai sáng lung linh giống như lần đầu tiên anh thấy nàng trên đảo. Lúc đó, trên hòn đảo này chẳng có nhà thờ mà cũng không có linh mục, vì vậy họ cùng nhau xuống thuyền chèo đến ngôi nhà thờ gần đó để làm lễ cưới.

Anh ngư dân cùng nàng tiên cá và mẹ đi trên chiếc thuyền của anh. Anh chèo nhanh đến nỗi bỏ xa những chiếc thuyền khác. Khi anh nhìn ra hòn đảo nhỏ, nơi anh gặp nàng lần đầu, anh không khỏi bật cười.

     “Anh cười gì vậy?” Nàng hỏi.

     “Ồ, anh đang nghĩ đến cái đêm mà anh giấu tấm da hải cẩu của em”, anh ngư dân  trả lời vì anh tin chắc rằng đến lúc này mình không cần dấu diếm điều gì với nàng nữa.

     “Anh nói sao?”, nàng ngạc nhiên hỏi. “Em nghĩ chắc đêm qua anh đã có một giấc mơ khác thường”.

 “Nếu anh cho em thấy tấm da hải cẩu của em có thể em sẽ tin anh”, anh ngư dân cười, nhanh chóng quay mũi thuyền về phía đảo nhỏ.      

 Họ bước lên bờ và anh lấy tấm da giấu dưới phiến đá lên.

Trong nháy mắt, nàng tiên cá nhìn tấm da hải cẩu rồi chụp lấy và trồng lên đầu. Tấm da bó sát người nàng, như đã tìm lại được sinh khí, và bất thình lình nàng phóng mình xuống dòng nước.

Chú rể thấy nàng bơi ra xa vội lao theo, nhưng không thể đuổi kịp. Khi biết không cách nào để bắt nàng quay lại, trong nỗi thất vọng, anh chụp cây xiên phóng đi. Kết quả nằm ngoài dự tính của anh, nàng tiên cá đáng thương hét lên một tiếng thảm khốc, rồi chìm sâu trong lòng nước.

Anh ngư dân đứng trên bờ chờ nàng hiện lên lại. Anh nhìn thấy làn nước quanh mình khoác một màu phơn phớt sáng, mang một vẻ đẹp mà trước đó anh chưa từng thấy. Một màu hồng phấn lung linh như màu ruột sò.

Khi làn nước lấp lánh vỗ vào bờ, anh ngư dân nghĩ rằng nó cũng được biến chuyển, bắt đầu đơm hoa và thoang thoảng hương thơm. Một chút ánh sáng nhẹ nhàng lan tỏa trên những đóa hoa và mang một vẻ đẹp mà trước đó chưa hề có.

Anh hiểu rằng tất cả những điều này chỉ là lẽ vô thường. Với những nàng tiên cá cũng vậy: kẻ nào đã được ngắm nhìn họ đều phải công nhận rằng họ tuyệt đẹp, và chính dòng máu của nàng tiên cá kia đã hòa quyện trong nước thấm đẫm bãi bờ, đã khiến cho vẻ đẹp được nhân đôi. Tất cả những ai gặp họ, yêu họ, và thương cảm cho họ đều biết rằng đều phải biết rằng đây là di sản từ nàng tiên cá để lại.

LÊ KÝ THƯƠNG dịch
..
....
(Tranh L K T).
.....
................
..
...
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------