...
......
......
PHẬT VÀ ĐẠO PHẬT
QUA VỊNH PHẬT CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ
QUA VỊNH PHẬT CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ
..
(BÀI
VIẾT CỦA THẦY HÀ THÚC HOAN)
..........
Với tín đồ Phật giáo, Phật đản và Thành đạo là hai ngày lễ lớn trong năm. Phật tử chúng ta cử hành lễ Phật đản để hân hoan đón mừng ngày thái tử Tất Đạt Đa ra đời. Chúng ta tổ chức lễ Thành đạo để thành tâm tưởng niệm ngày thái tử Tất Đạt Đa thành Phật, ngày đạo Phật xuất hiện trên thế gian và trở thành con đường giải thoát khổ đau cho nhân loại. Rất nhiều người đã nói, viết về đức Phật và Phật giáo. Trong phạm vi của bài viết ngắn này, để đón mừng lễ Thành đạo với mục đích vừa nêu trên, chúng tôi xin trình bày một số hiểu biết còn giới hạn của mình về Phật và đạo Phật mà nho sĩ hiển đạt Nguyễn Công Trứ đã thể hiện trong bài hát nói Vịnh Phật.
Với tín đồ Phật giáo, Phật đản và Thành đạo là hai ngày lễ lớn trong năm. Phật tử chúng ta cử hành lễ Phật đản để hân hoan đón mừng ngày thái tử Tất Đạt Đa ra đời. Chúng ta tổ chức lễ Thành đạo để thành tâm tưởng niệm ngày thái tử Tất Đạt Đa thành Phật, ngày đạo Phật xuất hiện trên thế gian và trở thành con đường giải thoát khổ đau cho nhân loại. Rất nhiều người đã nói, viết về đức Phật và Phật giáo. Trong phạm vi của bài viết ngắn này, để đón mừng lễ Thành đạo với mục đích vừa nêu trên, chúng tôi xin trình bày một số hiểu biết còn giới hạn của mình về Phật và đạo Phật mà nho sĩ hiển đạt Nguyễn Công Trứ đã thể hiện trong bài hát nói Vịnh Phật.
.
Trước
hết cần phân biệt miêu tả của phương Tây và ngâm vịnh của phương Đông. Bài văn
miêu tả lệ thuộc vào thời gian và không gian. Trái lại, bài thơ ngâm vịnh không
chịu sự chi phối của không và thời gian ấy. Miêu tả mùa thu, nhà thơ lãng mạn
Xuân Diệu chỉ cho người đọc thấy nét đẹp sinh động, cụ thể của một mùa thu mới
bắt đầu xuất hiện với “Non xa khởi sự nhạt sương mờ...” Cũng với đề tài ấy, qua
cách ngâm vịnh của nhà thơ cổ điển Nguyễn Khuyến, chúng ta thấy được cái đẹp
tổng quát, lý tưởng của mùa thu nói chung với “trời thu xanh ngắt” ở ban ngày
và “bóng trăng” thu mát dịu vào ban đêm. Vịnh mùa thu là phải nắm bắt cho được
cái hồn muôn thuở của mùa thu. Bài thơ ngâm vịnh thường ngắn gọn, súc tích và
có tính khái quát cao hơn bài văn miêu tả. Vịnh Phật theo yêu cầu ấy, Nguyễn
Công Trứ phải nêu cho được yếu tính của Phật và Phật giáo bằng cách trả lời
ngắn gọn và chính xác hai câu hỏi: Phật là gì ? Đạo Phật là gì ? Nếu đặt hai
nghi vấn này với một thiền sư, có thể Phật tử chúng ta sẽ nhận được một câu trả
lời “rất thiền”, đại loại như : Tôi biết đánh trống, tùng tùng tùng, cắc tùng
tùng ...Tại cửa thiền, vị đạo sư tâm linh trả lời bằng cách không trả lời, để
sách tấn đệ tử tự tìm lời giải đáp, vì chân lý đích thực có tiếng nói vang lên
từ thâm cung của lòng người. Nhưng sống ở thế gian, phải dùng ngôn ngữ để giao
tiếp, Uy Viễn tướng công đã can đảm giải đáp hai vấn nạn ấy một cách súc tích
qua khổ thơ đầu của bài hát nói Vịnh Phật:
“Thiên thượng thiên hạ vô như Phật,
Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài.
Chiếc thuyền từ một lá vơi vôi,
Vớt chìm đắm đưa lên cõi tĩnh.”
“Thiên thượng thiên hạ vô như Phật,
Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài.
Chiếc thuyền từ một lá vơi vôi,
Vớt chìm đắm đưa lên cõi tĩnh.”
.
“Thiên
thượng thiên hạ vô như Phật” nghĩa là trên trời, dưới đất không có cái gì có
giống Phật. Cũng như cái Một tuyệt đối, Phật không có thuộc tính. Chúng ta
không thể dùng câu đơn có hệ từ là để định nghĩa, để giải thích Phật. Cũng như
định nghĩa tuyệt đối, định nghĩa Phật là tương đối hóa cái tuyệt đối. Ví dụ nói
Phật là thiện thì Phật không phải là chân, là mỹ sao? Lại nữa, thiện chỉ là
thiện khi so sánh với ác và nếu Phật là thiện và chỉ là thiện thì tôi có thể
tôn thờ chữ Thiện mà không cần phải thờ phụng Phật nữa. Phật học có thuật ngữ chân
như. Phật là cái chân lý như thế...Cho nên, chỉ có thể nói Phật là Phật mà
thôi. “Nhỏ không trong” nghĩa là cái nhỏ không thể ở trong Phật, vì Phật là cái
nhỏ nhất. “Lớn cũng không ngoài” có nghĩa là cái lớn không thể ở ngoài Phật, vì
Phật là cái lớn nhất. Từ cái nhỏ nhất cũng là Phật mà đến cái lớn nhất cũng là
Phật thì ở trên trời và dưới đất, giữa hai cái cực nhỏ và cực lớn ấy, còn có
cái gì không phải là Phật nữa! Kết lại, để trả lời câu hỏi Phật là gì, chúng ta
có thể theo ý thơ của Ông Hi Văn mà nêu lời giải đáp ngắn gọn : Phật không là
gì cả nên Phật là tất cả.
.
Ở hai
câu cuối của khổ thơ, đạo Phật được Nguyễn Công Trứ gợi tả bằng hình tượng bao
hàm nhiều ý nghĩa là chiếc “thuyền từ”. Nhìn theo một phương diện nào đó thì
cuộc đời là một bể khổ mênh mông .Ở đó, con người trôi nổi theo sự cuốn hút của
tài, sắc, danh, thực, thụy. Giữa bể khổ là cuộc đời ấy, thái tử Tất Đạt Đa
thành Phật và từ đó đạo Phật xuất hiện như một chiếc thuyền của tình thương
không phân biệt thân sơ, thù bạn khi thực hiện nhiệm vụ cứu vớt người “chìm đắm
đưa lên cõi tĩnh”. Hình tượng chiếc thuyền thể hiện yếu tính giải thoát của đạo
Phật, liên hệ mật thiết với một lời dạy của Đức Thế Tôn : Nếu nước đại dương có
một vị là vị mặn thì đạo ta cũng chỉ có một vị là vị giải thoát. Hình tượng
chiếc thuyền còn nhắc nhở chúng ta đừng quên tính phương tiện của Phật pháp.
Như chiếc thuyền chở khách sang sông, giáo pháp của Đức Phật dẫn dắt con người
rời xa bờ mê để trở về bến giác. Cố chấp tín điều, nô lệ kinh sách là lấy
phương tiện làm cứu cánh, đáng thương mà cũng đáng trách như một người đã qua
sông rồi mà còn đội chiếc thuyền trên đầu để tiếp tục cuộc hành trình.
.
Ở khổ
thơ tiếp theo, nho sĩ Nguyễn Công Trứ chỉ rõ chữ “tính” là điểm tương đồng giữa
Phật giáo và Nho giáo, phê phán nho sĩ Hàn Dũ đời Đường đã có quan điểm hẹp hòi
thiển cận khi “đổ tiếng” Phật pháp là “hư vô” để chủ trương tiêu diệt Phật giáo
bằng cách đốt kinh, bắt tăng ni hoàn tục, lấy chùa làm nhà cho dân ở. Trong các
khổ thơ còn lại, tác giả khẳng định đạo Phật thuận “thiên lý” hợp “nhân tâm”,
đã chung sống hòa bình với đạo Nho và đã trở thành đạo sống hàng ngày của những
người dân Việt.
.
Vào đầu
thế kỷ XXI này, đời sống vật chất và tinh thần của con người đã có những bước
tiến song hành với những phát minh của khoa học và kỹ thuật. Nhưng cũng ở vào
thời điểm ấy, chứng kiến cảnh người tàn bạo giết hại cỏ cây và cầm thú vì ích
kỷ và tham lam, người man rợ hủy diệt người vì vô minh và sân hận, những ai còn
có lương tri đều thấy rõ hơn bao giờ hết cái viễn tượng ngày mai không mấy sáng
sủa của loài người để phát tâm tu học giáo lý vị tha vô ngã mà đức Thế Tôn đã
chứng ngộ dưới gốc bồ đề, với niềm tin sẽ tìm thấy ở đó cái phao cứu sinh cho
nhân loại đang trầm luân trong bể khổ. Mồng tám tháng chạp năm nay, ở trong nước
cũng như ở nước ngoài, Phật tử chúng ta thành kính cử hành lễ Thành đạo với
niềm tin ấy.........
..Tâm Hỉ Hà Thúc Hoan