...
.....
CON CHIM
TRỐN TUYẾT
(THE
SNOW GOOSE)
..
TÁC GIẢ: PAUL GALLICO
(Bản dịch của Trần Phong Giao và Hoàng Ưng)....
..
Cánh đồng lầy mênh mông
chạy dọc theo theo bờ duyên hải Essex, giữa thôn Chelmbury và Wickaeldroth, một
bến chài của dân Saxon ngày xưa. Đây là miền hoang đại cuối cùng còn sót lại
tại nước Anh, một miền sình lầy, hẻo lánh đầy cỏ lác và lau sậy với những bãi
cỏ ngợp nước trải dài tới bên bờ những ruộng muối lớn. Những bãi bùn non và
những vũng nước thuỷ triều sát bên đại dương đầy sóng gió.
..
Những đường mương rạch do nước
thuỷ triều xẻ vào nội đại và những nhánh sông nhỏ lượn uốn quanh co trước khi
tuôn ra biển cả, qua miền lầy lội, mặt đất bập bềnh lên xuống như hô hấp theo
nhịp thuỷ triều lên xuống mỗi ngày. Cảnh tượng vắng vẻ, cho ta cảm giác càng
thêm quạnh hiu bởi tiếng kêu, tiếng gọi của loài dã điểu làm tổ trong những đầm
lầy hay ruộng muối - những con ngỗng trời, những con hải âu, vịt trời, le le,
cò lửa, cò hương mò mẫm tìm mồi trên những hồ nước mặn. Còn sự hiện diện của
loài người thì không có, không thấy một ai, hiếm lắm mới thấy một người lưới
chim hoặc vài thổ dân mò sò, tới đó tiếp tục làm cái nghề đã cũ mèm ngay từ hồi
những người Normand đặt chân lên miền Hasting.
..
Màu xám, màu xanh và màu xanh
lá cây nhạt là những màu nổi bật, bởi vì suốt trong những mùa đông dài dằng
dặc, nhiều vũng nước trên bãi biển, trên đầm lầy phản chiếu ánh sáng lạnh lẽo
và xám đen của bầu trời. Nhưng đôi khi, vào buổi bình minh hoặc lúc hoàng hôn,
màu trời sắc đất bực lên như ánh lửa vàng, lửa đỏ.
..
Sát bên một nhánh quanh co của
con sông Aelder nhỏ bé có một quãng đê thuộc bức trường thành trấn giữ bờ biển
ngày xưa, khúc đê nhẵn và kiên cố, không một kẽ hở, đó là thành luỹ bảo vệ đất
liền chống lại sự xâm lấn của biển cả. Con đê chạy sâu vào tận hồ muối, sâu vào
đất liền tới ba dặm kể từ eo biển nước Anh, rồi từ đó rẽ theo hướng Bắc. Chính
ở góc đó mặt đê bị sóng biển nhồi vỗ đã rạn vỡ tan tành. Con đê bị chọc thủng
và qua chỗ hổng, biển cả như con thú đói ùa vào tranh giành đất đai, cả bức
trường thành và cả những vật gì còn lại nơi đó.
..
Lúc thuỷ triều rút, trơ ra
những tảng đá vỡ màu xám đen, vết tích của ngọn hải đăng hoang phế, nằm phơi
trên mặt nước, lác đác quanh đó, tựa như những cái phao cột xác chết, rải rác
đầu những cây cọc của của một hàng rào đã bị lún xuống. Ngày xưa ngọn hải đăng
nhô cao trên biển và ánh đèn đã từng soi sáng dọc miền duyên hải Essex. Theo
dòng năm tháng, sóng biển soi đất lở dần, ngọn hải đăng hoá thành vô dụng.
...
...
Gần đây nó lại được dùng làm
nơi trú ngụ của loài người. Có một người đàn ông cô độc đến đó ở. Thân hình méo
mó, nhưng tâm hồn anh tràn đầy tình thương đối với các loài hoang thú bị săn
đuổi. Trông anh thật xấu xí nhưng chính anh lại là người tạo ra cái đẹp. Câu
chuyện sau đây thuật về chính chàng trai đó, và một cô bé đã tìm hiểu được
chàng, tìm hiểu được một vẻ đẹp nào đó tiềm ẩn bên trong cái thân hình thô kệch
của chàng.
....
....
Đây không phải loại truyện có
bố cục với những tình tiết nhịp nhàng hấp dẫn. Cốt truyện được thu góp từ nhiều
nguồn và từ nhiều người, một phần dưới hình thức những mẩu chuyện vụn vặt của
chính những người đã chứng kiến những cảnh tượng khốc liệt và kỳ lạ. Rốt cuộc,
biển cả đã trở lại nguyên vị, bao phủ lên nơi chiến trận lớp sóng nhấp nhô, và
bóng chim trắng khổng lồ, hai đầu cánh đốm đen, cánh chim đã từng chứng kiến sự
việc từ đầu đến cuối, cũng đã quay về miền yên lặng huyền bí, cóng lạnh của
vùng Bắc cực, là nơi mà từ đó nó đã bay đi.
...
Vào cuối mùa xuân năm 1930,
Philip Rhayader tìm đến ngọn hải đăng hoang phế ở cuối sông Aelder. Chàng mua
vọng đèn bỏ hoang cùng nhiều mẫu đất lầy và đồng cỏ nước mặn quanh đó.
..
Chàng sống cô đơn và cặm cụi
làm việc một mình quanh năm. Chàng là hoạ sĩ chuyên vẽ chim và phong cảnh thiên
nhiên. Vì nhiều lí do, chàng đã trốn lánh khỏi xã hội loài người. Người ta có
thể tìm ra một vài trong số những lí do đó, trong những chuyến chàng xuống làng
Chelmbury, nửa tháng một kỳ để mua thực phẩm, phơi bày tấm thân lệch và bộ mặt
đen đúa của chàng dưới những cái nhìn soi mói của dân làng. Bởi vì chàng gù lưng
và cánh tay trái có tật teo đi, cổ tay khoèo lại tựa như móng của loài chim.
...
...
Ít lâu sau dân làng dần quen
với hình dáng kỳ quái của chàng, nhỏ nhung đầy sức lực, quen dần với chiếc đầu
vững chắc, tóc đen, râu rậm hơi tụt xuống phía dưới chiếc gò bí hiểm mọc trên
lưng chàng, quen dần với đôi mắt sáng ngời, cánh tay hình móng chim, và đối với
họ chàng trở thành “anh chàng vẽ tranh kỳ quái sống ở hải đăng”.
...
...
Hình thù quái dị thường làm
người có tật hận thù loài người. Nhưng Rhayader không hề thù hận! Chàng thương
yêu tha thiết con người, mọi loài muông thú và cảnh vật thiên nhiên. Tâm hồn
chàng tràn đầy lòng thương xót và sự cảm thông. Chàng đã làm chủ được điều bất
hạnh, nhưng chàng không sao chế ngự nổi sự hắt hủi phải gánh chịu, sự hắt hủi
gây ra bởi hình thù quái dị của chàng. Sự kiện dồn chàng đến thế ẩn dật là sự
thất bại không tìm thấy nơi đâu sự đền đáp lại mối cảm tình nồng nàn từ nội tâm
chàng tuôn trào ra. Phụ nữ lẩn tránh chàng. Còn đàn ông có thể đối tốt với
chàng , nếu họ hiểu chàng. Nhưng chỉ nghĩ rằng người đó phải cố gắng mới hiểu
được chàng cũng khiến chàng tủi hổ và cũng đủ để chàng lánh xa kẻ ấy.
...
Năm chàng đến vùng đồng lầy
chàng đã hai mưoi bảy tuổi. Chàng đã đi du lịch khá nhiều nơi và đã chiến đấu
một cách anh dũng trước khi đi đến quyết định rút lui ra khỏi cái thế giới mà
chàng không có chỗ đứng như những người đàn ông khác. Ngoài sự nhạy cảm của
người nghệ sĩ và sự hiền dịu đầy phụ nữ tính chứa chất trong lồng ngực căng
phồng, chàng cũng đàn ông như ai.
...
Trong cuộc sống ẩn dật, chàng
còn có chim chóc, hội hoạ và cánh thuyền buồm. Chàng có một chiếc thuyền dài
mười sáu bộ, mà chàng sử dụng rất tài tình. Những lúc một mình, không bị ai dòm
ngó xét nét, chàng điều khiển nó rất khéo léo bằng bàn tay có tật, chàng cũng
thường vận dụng đến hai hàm răng vững chắc để điều chỉnh những cánh buồm bập
bùng khi gặp cơn gió chướng.
...
Chàng thường thả thuyền dọc
theo con lạch hay chạy ra khơi, mỗi lần chàng đi tới mấy ngày liền, tìm kiếm
những loài chim mới để chụp ảnh hay vẽ phác và chàng cũng lưới được chim khá
thiện nghệ để tăng thêm cho bầy hoang điểu mà chàng thu thập về nuôi trong
chiếc chuồng dựng bên phòng vẽ vốn là trung tâm ở ẩn của chàng.
...
Chàng không hề bắn chim
bao giờ và chàng không chịu cho những người săn chim lại gần khu vực chàng ở.
Chàng là bạn thân của mọi loài chim hoang dã và chúng cũng đền đáp lại chàng
bằng tình thân hữu.
...
Thuần thục trong khu vườn nhà
chàng có giống ngỗng hoang hàng năm cứ đến tháng Mười lại từ miền Băng-đảo và
từ quần đảo Spitbergen bay dọc duyên hải mà xuống, từng bầy lớp rợp trời và
thinh không rào rào tiếng cánh vỗ mỗi khi chúng bay ngang - những con ngỗng
thân lông nâu, chân mầu hồng, ngực lông trắng với những chiếc cổ lông đen và bộ
mặt ngộ nghĩnh, những con hải âu lông trắng ngực có sọc đen và nhiều loại vịt
trời, le le, mòng két, mòng đốc…
...
Vài con được xén lông cánh ở
lại làm chim hiệu và mỗi đầu mùa đông chúng sẽ nhử những loài hoang điểu dừng
cánh nơi đây là chỗ trú ẩn an toàn và sẽ có miếng ăn.
....
Hàng trăm con đã đến và ở với
chàng suốt mùa đông lạnh buốt từ tháng Mười cho mãi tới đầu xuân, khi chúng lại
di chuyển về phương Bắc, trở về đất tổ của chúng, gần bên những vòm băng đá.
....
Rhayader thấy mãn nguyện khi
biết rằng dù cho bão táp có dập vùi, sự lạnh buốt có nghiệt ngã và mồi ăn có
khan hiếm hay những cây súng lớn mũi nhọn của những người thợ săn đeo túi đựng
thú ở xa có nổ, thì những con chim của chàng vẫn bình an - những con chim mà
chàng đã tụ tập vào nơi an toàn dưới sự bảo trợ của đôi cánh tay và con tim
chàng, những con chim hoang dã hiểu biết và đã đặt lòng tin cậy nơi chàng.
....
Vào xuân chúng sẽ đáp lại tiếng
gọi của quê hương miền bắc, nhưng sang thu chúng sẽ trở lại, trở lại kêu la rối
rít, tru tréo om sòm, huyên náo cả vòm trời thu muộn, lượn quanh ngọn hải đăng
xưa cũ rồi cùng hạ cánh xuống gần đấy để lại đóng vai khách quý của chàng -
những con chim mà chàng còn nhớ rõ là đã nuôi chúng từ năm trước.
.....
Và điều này khiến Rhayader sung
sướng, bởi vì chàng biết rằng ẩn bên trong chúng có mầm mống tri giác về sự có
mặt và nơi ẩn náu an toàn của chàng, rằng sự tri giác này đã tham dự vào cuộc
đời chúng để mỗi khi bầu trời trở xám và gió bấc thổi lộng chúng sẽ tìm lại với
chàng không hề lầm lẫn.
....
Ngoài ra chàng để hết tâm trí
vào việc vẽ lại cảnh vật nơi chàng đang sống cùng những sinh vật trong miền.
Không có nhiều tranh của Rhayader ngoài thị trường. Chàng say sưa giữ lại,
chồng chất chúng trong hải đăng, và xếp đống ở những tầng trên có tới hàng trăm
bức. Chàng không hài lòng về chúng, vì người nghệ sĩ vốn không mấy khi mãn
nguyện về những gì mình sáng tạo.
.....
Nhưng vài bức đến tay người
thưởng ngoạn đều là những kiệt tác, tràn ngập nguồn sáng và màu sắc từ mặt nước
loáng lên, từ những cánh chim bay rung động toả xuống, từ sự gắng gỏi mãnh liệt
của những cánh chim bay ngược luồng gió sớm mai đang thổi rạp những ngọn lau
lớn xuống. Chàng diễn tả vẻ cô tịch và bầu khí lạnh đượm vị muối, sự vĩnh cửu,
vẻ thiên thu của cánh đồng lầy, những sinh vật hoang dã, những đàn chim bay
trong bình minh, hoặc thảng thốt vút lên bầu trời và những bóng chim xoải cánh
bay trong đêm lẩn trốn ánh trăng.
....
Vào một buổi chiều tháng Một,
ba năm sau khi Rhayader đến ở vùng Đồng lầy, có một cô bé lại gần phòng vẽ
trong hải đăng, qua lối bờ đê. Hai tay cô ôm khư khư một gói nặng.
....
Cô bé trạc mười hai tuổi, mảnh
mai, lem luốc, lo lắng và nhút nhát như một con chim, nhưng dưới vẻ lọ lem ấy
cô ta đẹp kỳ lạ như một nàng tiên của vùng Đồng lầy. Cô là giống người Saxon
thuần túy, to xương, da trắng mịn, với một chiếc đầu còn lớn hơn so với thân
hình và đôi mắt thăm thẳm màu tím sẫm.
...
Cô bé vô cùng khiếp sợ người
đàn ông xấu xí mà cô phải đến gặp, vì một huyền thoại về Rhayader đã bắt đầu
hình thành, và những người thổ dân ưa săn bắn đâm ra thù ghét chàng vì chàng đã
cản trở môn thể thao ưa thích của họ.
...
Nhưng vượt trên nỗi sợ hãi ấy
là tình cảnh nguy khốn của sinh vật mà em đang ấp ủ trên tay. Trong trái tim bé
nhỏ của em, đã gắn sâu sự hiểu biết, nhờ nghe người ta đồn đãi quanh vùng, rằng
con ngáo ộp sống trong hải đăng có bùa phép chữa lành những thú vật bị thương.
...
Trước đó chưa bao giờ cô bé
nhìn thấy Rhayader và cô suýt hoảng hốt bỏ chạy trước bóng dáng chàng xuất hiện
nơi khung cửa phòng vẽ, khi nghe tiếng chân người lại gần - một sự hiện hình dễ
sợ với chiếc đầu bù xù và bộ râu đen, chiếc lưng gù buồn thảm và cánh tay khoèo
hình móng chim.
....
Cô bé đứng sững lại, nhướng mắt
nhìn chằm chặp hơi sẵng như một con chim nhút nhát dưới đồng lầy sẵn sàng cất
cánh bay xa.
.....
Nhưng khi chàng lên
tiếng, giọng chàng thật trầm và thân thiện :
“Có chuyện gì đấy em?”
“Có chuyện gì đấy em?”
...
Cô bé vẫn không bớt sợ
hãi, rụt rè bước tới. Vật mà cô bé ôm trong cánh tay là một con chim lớn màu
trắng, con vật nằm bất động. Có những vệt máu trên bộ lông trắng và trên chiếc
áo của cô bé nơi mảnh vải dùng để lót con chim.
Cô bé đặt con chim vào đôi cánh tay chàng.
Cô bé đặt con chim vào đôi cánh tay chàng.
...
“Thưa ông, em bắt gặp nó,
nó bị thương. Nó còn sống, phải không ông?”
...
“Đúng. Đúng đấy, tôi cũng
nghĩ vậy. vào đây, vào đây em”.
...
Rhayder mang con chim vào trong
nhà, đặt nó lên bàn, và con vật yếu đuối cựa mình. Tính tò mò lước thắng sự sợ
hãi, cô bé vào theo và thấy mình ấm hẳn lên trong căn phòng có ngọn lửa than
đốt để sưởi, căn phòng sáng rực lên dưới những bức tranh màu treo la liệt trên
tường, và tràn ngập một mùi hương là lạ nhưng dễ chịu.
...
Con chim vẫy cánh. Với bàn tay
lành lặn, Rhayader trải rộng một trong hai chiếc cánh trắng lớn ra. Bầu cánh có
đốm đen rất đẹp.
..
Rhayader trầm trồ ngắm nghía và
hỏi :
...
“Này em! Em thấy nó ở đâu
đấy?”
...
“Ở trong đồng lầy, ông ạ,
nơi những tay thợ săn đi qua. Loại chim gì ông nhỉ?”
....
“Loại ngỗng trốn tuyết
gốc Canada. Mà tại sao nên nông nỗi này?”
....
Tên con chim hình như chẳng có
ý nghĩa gì đối với cô gái bé nhỏ. Đôi mắt thăm thẳm màu tím sẫm sáng lên làm át
cả vẻ lem luốc của khuôn mặt gầy đét, chăm chú nhìn con vật bị thương đầy vẻ lo
âu.
...
Cô bé hỏi:
..
“Liệu ông có chữa cho nó
lành được không?”
...
“Được, được chứ”,
Rhayader đáp. “Chúng ta thử xem sao. Lại đây, em giúp tôi một tay nhé”
....
Trên chiếc kệ có sẵn kéo, băng
và nẹp gỗ để tháp xương bị gãy, và mặc dù có tật, chàng khéo tay lạ thường,
ngay cả cánh tay khoèo hình móng chim cũng vậy, cầm vật dụng rất tài.
....
Chàng nói : “Tội nghiệp, cô ả
bị đạn bắn trúng đây. Cẳng bị gãy rồi, đầu cánh cũng vậy, nhưng không đến nỗi
nặng lắm. Xem nào, mình phải xén lông cánh mới băng bó được, nhưng sang xuân
rồi lông cánh sẽ mọc lại và cô ả sẽ lại bay được. Mình sẽ cột chặt cánh vào
thân, và như vậy cô ta sẽ không cựa quậy đôi cánh được cho tới khi lành hẳn. Kế
đó mình sẽ bó chỗ chân cô ả bị đau”.
..
Cô bé quên cả sợ, say sưa theo
dõi việc làm của chàng, một phần cũng vì chàng vừa bó chiếc chân chim gãy vừa
kể cho cô nghe một câu chuyện kỳ diệu...
..
.
...
Con chim còn non, chưa tròn một
tuổi. Nó sinh ra ở đất bắc xa xôi, cách mấy trùng biển cả trên một lãnh địa
thuộc vương quốc Anh Cát Lợi. Nó bay về phương nam để trốn tuyết, trốn băng
giá, trốn làn khí lạnh rợn người, một cơn bão lớn đã vồ lấy nó, đã cuốn nó vào
những đợt cuồng phong. Một trận bão thật kinh khủng, mạnh gấp bội đôi cánh lớn
của nó, và mạnh hơn bất cứ sức mạnh nào. Ròng rã nhiều đêm và nhiều ngày, trận
bão đã xua đuổi nó, không ngừng nghỉ và con chim mắc kẹt không thể làm được gì
hơn là nương bay theo luồng gió cuốn. Sau cùng cơn bão tan dần và bản năng tinh
tường lại dẫn nó bay theo về hướng nam, nó đã tới một miền đất xa lạ và quanh
nó toàn giống chim lạ mà trước đó nó chưa hề thấy. Sau cùng, mệt lả vì đuối
sức, nó sà xuống nghỉ trên cánh đồng xanh thân thuộc để rồi được viên đạn của
người đi săn tiếp đón.
“Một lối tiếp rước tàn nhẫn đối
với một vị công chúa từ nơi xa tới viếng thăm”, Rhayader kết luận. “Mình sẽ gọi
cô ta bằng biệu hiệu “La Prrincesse Perdue” – Nàng công chúa lạc loài. Rồi chỉ
ít ngày sau nàng sẽ khá hẳn đó. Coi nào!” Chàng thọc tay vào túi lấy ra một nắm
hạt. Con ngỗng trốn tuyết mở tròn đôi mắt ra và bắt đầu rỉa mồi.
........
Cô bé cất tiếng cười thích thú,
rồi bỗng nín thở khi chợt nhận ra nơi chốn cô ta đang ở, và không nói nửa lời
cô bé quay mình chạy vọt ra khỏi cửa.
“Đợi chút, đợi một chút!” Rhayader la lên và chạy theo ra cửa. Chàng đứng lại nơi ngưỡng cửa và khuôn cửa đóng khung lấy hình thù dềnh dàng của chàng. Cô bé đã thoát ra tới bờ đê ven biển rồi, nhưng nghe tiếng gọi thì dừng lại.
“Đợi chút, đợi một chút!” Rhayader la lên và chạy theo ra cửa. Chàng đứng lại nơi ngưỡng cửa và khuôn cửa đóng khung lấy hình thù dềnh dàng của chàng. Cô bé đã thoát ra tới bờ đê ven biển rồi, nhưng nghe tiếng gọi thì dừng lại.
..
“Này em, em tên là gì nhỉ?”
.....
“Frith”.
..
“Hả?”
Rhayader hỏi. “Tôi chắc là Fritha mới đúng. Thế em ở đâu?”
..
“Với
dân chài dưới bến Wickaeldroth”. Cô bé đọc tên ấy bằng giọng Saxon thật xưa.
..
“Mai
hay mốt em có lại thăm sức khoẻ nàng Công chúa hay không?”
..
Cô bé
không trả lời ngay khiến Rhayader lại liên tưởng đến những con chim hoang dưới
đầm lầy khi hoảng sợ thường bất động trong khoảng một phần mười giây trước khi
vỗ cánh bay xa.
..
Nhưng
giọng nói trong trẻo mà yếu ớt của cô bé lại vọng tới chàng : “Có chứ!”
..
Và rồi
cô bé bỏ chạy, mái tóc hung vàng tha thướt tung bay trước gió.
..
Con
ngỗng trốn tuyết bình phục mau lẹ, khoảng giữa mùa đông nó đã tập tễnh đi trong
khu đất có hàng rào, hay nhập bọn với những con ngỗng hoang chân hồng, chứ
không đi với bọn lông nâu, và nó cũng biết chạy lại tìm ăn mỗi khi Rhayader lên
tiếng gọi. Và cô bé, Fritha, hay Frith, là người khách thường xuyên lui tới. Cô
bé không còn sợ hãi Rhayader nữa. Trí tưởng tượng của cô bị thu hút bởi sự hiện
diện của nàng công chúa áo trắng kỳ ngộ đến từ miền đất lạ cách mấy trùng
dương, miền đất toàn màu hồng trên tấm bản đồ mà Rhayader đã chỉ cho em xem,
trên đó hai người dựng lại cuộc hành trình vất vả mà cánh chim lạc lõng trong
cơn gió bão đã vượt quakể từ khi rời quê hương trên đất Canada để đến miền Đồng
lầy rộng lớn trên duyên hải Essex.
..
Rồi một
buổi sáng tháng Sáu một bầy ngỗng chân hồng cuối cùng, no nê, mập mạp sau suốt
mùa đông ở hải đăng, nghe theo tiếng gọi thôi thúc của miền đất xanh tươi, uể
oải bay lên theo vòng trôn ốc mỗi lúc một rộng. Lẫn trong đàn chim đó, rực sáng
trong ánh nắng xuân tươi, là thân lông trắng tuyền với hai đầu cánh lớn đốm đen
của con chim trốn tuyết. Sự việc xảy ra vào lúc Frith có mặt ở hải đăng. Tiếng
kêu của cô bé khiến Rhayader từ trong phòng vẽ nhảy bổ ra.
..
“Coi
kìa! Coi kìa! Nàng công chúa! Bộ nàng cũng bỏ đi hay sao?”
Rhayader ngước nhìn lên trời dõi theo những chấm đen di chuyển. “Chà!” chàng nói, bất giác dập theo lời cô bé. “Nàng công chúa hồi hương! Lắng tai mà nghe, nàng đang từ giã chúng ta đó!”.
Rhayader ngước nhìn lên trời dõi theo những chấm đen di chuyển. “Chà!” chàng nói, bất giác dập theo lời cô bé. “Nàng công chúa hồi hương! Lắng tai mà nghe, nàng đang từ giã chúng ta đó!”.
..
Từ trên
vòm trời trong vắt vọng xuống tiếng kêu ai oán của những con ngỗng chân hồng,
và nổi bật lên trên, cao hơn, trong hơn, là tiếng của con chim trốn tuyết.
Những chấm đen di chuyển theo hướng Bắc, kết thành hình chữ V nhỏ dần, rồi mất
hút.
..
Từ bữa
con chim trốn tuyết ra đi, Frith không lui tới vọng hải đăng nữa.
Rhayader lại một lần nữa thấm thía ý nghĩa của hai chữ “cô đơn”.
Rhayader lại một lần nữa thấm thía ý nghĩa của hai chữ “cô đơn”.
..
Mùa hè
năm ấy, moi trong ký ức, chàng vẽ lại hình dáng thanh thanh của cô bé, mặt lem
luốc, mái tóc hung vàng bồng bềnh trong gió lộng tháng chín, trong tay ghì chặt
con chim trắng bị thương.
..
Vào
giữa tháng mười, có một chuyện lạ xảy ra. Lúc đó Rhayader đang đứng trong khu
đất có hàng rào cho chim ăn. Gió đông bắc gây gấy lạnh và mặt đất rầm rì dưới
làn nước thuỷ triều dâng. Vượt lên trên tiếng sóng biển và tiếng gió rì rào,
chàng chợt nghe, có tiếng kêu lanh lảnh, cao vút. Chàng ngước mắt nhìn lên vòm
trời chiều vừa đúng lúc để trước hết thấy một chấm đen nhỏ xíu, rồi thấy ảo ảnh
một giấc mơ đen trắng chập chờn xuất hiện, nó lượn quanh hải đăng một vòng,
rồi, sau chót, một cánh chim thực hạ cánh xuống đất ngay chỗ chuồng chim rồi
đường bệ tiến lên đòi ăn như thể nó chưa hề bỏ đi xa bao giờ. Đó chính là con
chim trốn tuyết, không thể nào lầm lẫn được. Nó đã đi đâu? Chắc chắn là không
thể bay về tổ nó bên Canada. Không, chắc chắn là nó đi nghỉ hè ở Greenland hay
Spitzbergen với những con ngỗng chân hồng. Nó đã nhớ và đã trở lại.
..
Kỳ tới
xuống thôn Chelmbury mua lương thực, chàng nhờ cô trưởng trạm bưu điện nhắn tin
giùm và điều đó đã khiến cô ta ngạc nhiên không ít. Chàng nói : “Phiền cô làm
ơn nói lại với Frith, cô bé ở dưới xóm chài Wickaeldroth, rằng Nàng công chúa
đi lạc đã trở lại”.
..
Ba hôm
sau, Frith, to lớn hơn, nhưng áo quần vẫn xốc xếch, tóc rối, bẽn lẽn tìm đến
hải đăng để thăm nàng công chúa.
..
Thời
gian trôi qua. Trên vùng đồng lầy, bước đi của thời gian được đánh dấu bởi sự
lên xuống của nước thủy triều, nhịp đi chầm chậm của bốn mùa, sự di chuyển của
chim muông, và, riêng đối với Rhayader, sự đến và đi của con chim trốn tuyết.
..
Thế
giới bên ngoài xao động, bùng sôi và gầm gừ dưới áp lực của một mãnh lực nào
đấy, không bao lâu sau đã bùng nổ và đưa thế giới đến bên bờ sự hủy diệt. Nhưng
mãi tới lúc đó, Rhayader vẫn chưa chịu ảnh hưởng của thời cuộc, và cả Frith
cũng thế. Ngay cả khi cô bé đã khôn lớn, hai người vẫn hoà hợp tự nhiên một
cách lạ thường. Khi con chim trốn tuyết có mặt tại hải đăng thì chính cô bé
cũng lại lui tới để thăm viếng và học hỏi Rhayader được nhiều điều. Hai người
ra biển chơi trên chiếc thuyền buồm chạy nhanh mà chàng điều khiển rất tài
tình. Họ lưới chim hoang để tăng thêm cố chim đang nuôi, và dựng thêm hàng rào,
mở thêm sân che chở cho chúng. Nhờ chàng, cô bé học hỏi được nhiều điều về đủ
loại dã điểu, từ loài hải âu tới giống chim ưng bay lượn trên vùng đồng lầy. Thỉnh
thoảng cô bé nấu ăn cho chàng và đôi khi cô còn tập pha sơn vẽ nữa.
..
Nhưng
hễ con chim trốn tuyết bay về vùng cư ngụ mùa hè thì mọi chuyện lại xảy ra như
thể có một hàng rào ngăn cách giữa hai người và cô gái không lui tới hải đăng
nữa. Có một năm con chim không trở lại và Rhayader buồn khôn tả xiết. Chàng như
có cảm tưởng mọi sự đã hết trong đời chàng. Chàng vẽ như điên suốt mùa đông và
mùa hè sau đó, và không hề gặp mặt cô bé một lần nào. Nhưng vào thu, tiếng kêu
thân thuộc lại vang trên thinh không, và cánh chim trắng khổng lồ, bây giờ đã
lớn hết cỡ, từ trời cao hạ xuống cũng bí mật như lúc nó ra đi. Mừng rỡ,
Rhayader dong thuyền xuống Chelmbury để nhờ cô trưởng trạm bưu điện nhắn tin
giùm.
..
Lạ
thay, lần này sau khi nhắn tin phải đợi tới hơn một tháng trời Frith mới xuất
hiện và Rhayader kinh ngạc đến sững người khi nhận thấy cô ta không còn là một
cô bé nữa.
..
Và sau
cái năm con chim không tới ấy, thời hạn nó vắng mặt càng lúc càng thu ngắn lại.
Nó đã trở nên dạn dĩ đến nỗi lúc nào nó cũng quấn quít theo Rhayader và nó dám
vào cả trong phòng vẽ những lúc chàng đang làm việc.
Mùa xuân năm 1940 bầy di điểu rời khỏi vùng đồng lầy sớm hơn thường lệ. Thế giới đã lâm chiến. Tiếng gầm rú của máy bay phóng pháo và tiếng nổ ì ầm của bom đạn làm chúng khiếp đảm. Hôm mồng một tháng năm, Frith và Rhayader đứng vai kề vai bên bờ đê ven biển theo dõi những đốm cánh cuối cùng của đán ngỗng chân hồng cánh không bị xén và những con ngỗng hoang lông nâu cất cánh bay lên từ nơi chúng trú ẩn. Cô gái thì cao, dáng thanh tú, thảnh thơi như gió thoảng, vẻ đẹp mê hồn. Chàng thì đen đúa, thô kệch, cái đầu râu tóc bù xù ngước nhìn lên trời, đôi mắt đen lóng lánh theo dõi đàn chim bay thành hàng.
Mùa xuân năm 1940 bầy di điểu rời khỏi vùng đồng lầy sớm hơn thường lệ. Thế giới đã lâm chiến. Tiếng gầm rú của máy bay phóng pháo và tiếng nổ ì ầm của bom đạn làm chúng khiếp đảm. Hôm mồng một tháng năm, Frith và Rhayader đứng vai kề vai bên bờ đê ven biển theo dõi những đốm cánh cuối cùng của đán ngỗng chân hồng cánh không bị xén và những con ngỗng hoang lông nâu cất cánh bay lên từ nơi chúng trú ẩn. Cô gái thì cao, dáng thanh tú, thảnh thơi như gió thoảng, vẻ đẹp mê hồn. Chàng thì đen đúa, thô kệch, cái đầu râu tóc bù xù ngước nhìn lên trời, đôi mắt đen lóng lánh theo dõi đàn chim bay thành hàng.
...
“Coi
kìa, Philip”, Frith gọi.
..
Rhayader
nhìn theo hướng mắt của cô gái. Con chim trốn tuyết đã cất cánh, đôi cánh lớn
xoè ra, nhưng nó bay thấp và có lúc bay sát chỗ hai người đứng, sát đến nỗi hai
đầu cánh đen gần như quệt vào người họ, và họ cảm thấy luồng gió mạnh của lớp
cánh chim tạt vào người. Một lần, rồi hai lần, con chim lượn quanh hải đăng,
rồi hạ cánh trong sân, nơi có những con ngỗng bị xén lông cánh còn ở lại, và
bắt đầu nhặt mồi ăn thong thả.
..
“Nó
không đi nữa”, Frith nói, đầy vẻ kinh ngạc trong giọng cô gái. Cánh chim trong
lúc bay sà xuống sát bên cô dường như đã đem đến cho cô một niềm phấn khởi kỳ
diệu “Nàng Công Chúa sẽ ở lại”.
...
..
........
“Phải”,
Rhayader đáp, và giọng nói của chàng run lên vì cảm động. “Nàng sẽ ở lại, Nàng
sẽ không đi nữa. Nàng Công Chúa đi lạc sẽ không còn đi lạc nữa. Từ nay nơi đây
là quê hương của nàng- quê hương do nàng tự ý chọn lựa”.
Sức quyến rũ mà cánh chim vấn chung quanh cô gái bị rạn vỡ và Frith bỗng ý thức được sự kiện là cô bị kinh hoàng, và nguyên nhân gây nên sự sợ hãi ấy chính là đôi mắt Rhayader - sự van lơn cầu khẩn, nỗi cô đơn và tất cả những gì thầm kín, sâu xa, sôi động đều tiềm ẩn bên trong và bên trên tia mắt ấy, lúc chàng ngước nhìn cô.
Sức quyến rũ mà cánh chim vấn chung quanh cô gái bị rạn vỡ và Frith bỗng ý thức được sự kiện là cô bị kinh hoàng, và nguyên nhân gây nên sự sợ hãi ấy chính là đôi mắt Rhayader - sự van lơn cầu khẩn, nỗi cô đơn và tất cả những gì thầm kín, sâu xa, sôi động đều tiềm ẩn bên trong và bên trên tia mắt ấy, lúc chàng ngước nhìn cô.
..
Những
lời chàng vừa nói cứ lập lại trong đầu cô gái tựa như chính chàng vừa nhắc lại
: “Từ nay nơi đây là quê hương của cô – cô tự ý chọn lựa”. Bản năng hền dịu của
Frith đã làm Rhayader xao xuyến và làm cho cô hiểu được những ý nghĩ thầm kín
mà vì mặc cảm tật nguyền, xấu xí, chàng đã không thể nói được nên lời. Và vì
lời nói của chàng có sức phủ dụ, cô lại càng thêm hoảng sợ trước sự yên lặng
cùng mãnh lực của những gì không nói ra giữa hai người. Bản năng đàn bà trong
cô như thôi thúc cô bỏ chạy trước một sự việc nào đó mà cô chưa đủ khả năng
hiểu thấu.
..
Frith
lắp bắp : “Em – em phải về. Thôi chào ông. Em cũng vui là – là nàng công chúa
sẽ ở lại. Từ đây ông không cô đơn lắm nữa”.
..
Cô gái
quay lưng, thoăn thoắt bước đi và chỉ thoáng nghe thấy lời chào buồn thảm “Chào
em, Frith”, mơ hồ như tiếng ma, lạc trong tiếng gió thổi rì rào trên đồng cỏ
hoang. Đi được một thôi dài rồi cô mới dám liếc mắt nhìn trở lại phía sau.
Chàng vẫn đứng trên bờ đê, một chấm đen nhỏ in trên nền trời bao la.
..
Cơn sợ
hãi bấy giờ mới tan. Nó nhường chỗ cho một cái gì khác, một cảm giác mất mát là
lạ, cảm giác đó mạnh đến nỗi khiến cô đứng sững lại hồi lâu. Rồi, bước đi chậm
chạp hơn, cô tiếp tục rời xa dần ngọn hải đăng mọc chĩa lên nền trời như một
ngón tay, tiếp tục rời xa dần người đàn ông đứng ở phía dưới.
...
Sau đó
có đến ba tuần Frith mới trở lại hải đăng. Tháng Năm đã gần hết, và ngày hôm
đó, ngày cũng dần tàn, vào lúc hoàng hôn đang nhường dần chỗ cho màu trắng bạc
của vầng trăng đã treo lơ lửng trên vòm trời phía đông.
Cô gái tự nhủ, trong lúc tiến bước, rằng cô cần phải tới xem con chim trốn tuyết có còn ở lại đúng như lời Rhayader đã nói hay không. Rất có thể là rốt cuộc nó đã bay đi. Những bước đi vững chắc của cô trên mặt đê thật là hăng hái và đôi lúc bất giác cô chợt nhận ra mình đang rảo bước đi mau.
Cô gái tự nhủ, trong lúc tiến bước, rằng cô cần phải tới xem con chim trốn tuyết có còn ở lại đúng như lời Rhayader đã nói hay không. Rất có thể là rốt cuộc nó đã bay đi. Những bước đi vững chắc của cô trên mặt đê thật là hăng hái và đôi lúc bất giác cô chợt nhận ra mình đang rảo bước đi mau.
..
Frith
nhìn thấy ánh lửa vàng của chiếc đèn lồng ở dưới bến riêng của Rhayader và cô
xuống gặp chàng dưới đó. Chiếc thuyền buồm của chàng nhè nhẹ đung đưa trên ngọn
nước triều dâng và chàng đang chất lương thực lên thuyền - nước ngọt, thức ăn
khô, mấy chai rượu mạnh, đồ dùng trên thuyền và một cánh buồm phòng hờ. Khi
chàng quay lại vì nghe tiếng chân cô đến gần, cô thấy vẻ mặt chàng tái nhợt, nhưng
đôi mắt đen lúc bình thường vốn rất ư dịu dàng, đang sáng ngời lên vì cảm kích,
và chàng thở hào hển vì mệt nhọc.
Frith bỗng nhiên cảm thấy lo sợ. Con chim trốn tuyết bị lãng quên rồi.
Frith bỗng nhiên cảm thấy lo sợ. Con chim trốn tuyết bị lãng quên rồi.
..
"Philip!
Bộ anh dọn đi nơi khác à?”
..
Rhayader
ngừng tay để chào đón cô gái, và trên gương mặt chàng thoáng hiện một vẻ gì
khác thường - một sắc diện hớn hở mà trước đó cô chưa từng thấy bao giờ.
..
“Frith!
Tôi mừng vì em đến đúng lúc. Vâng, tôi phải đi. Một chuyến đi ngắn ngủi. Rồi
tôi sẽ trở về”. Giọng nói của chàng thường nhật dịu dàng, bữa nay trở nên khàn
khàn vì chàng đã cố gắng rõ rệt để chế ngự cơn xúc động trong nội tâm.
..
Frith
hỏi : “Anh phải đi dâu chứ?”
..
Rhayader
vồn vã kể . Chàng phải đi Dunkerque.
...
Cách
chừng một trăm dặm bên kia bờ biển phía Bắc, một đạo binh Anh mắc bẫy ở đó,
trên bãi cát, đang chờ bị tiêu diệt bởi bàn tay quân Đức đang tiến tới. Hải
cảng ngùn ngụt bốc cháy, tình cảnh thật tuyệt vọng. Chàng nghe được tin ấy khi
chàng xuống dưới làng mua lương thực. Nhiều người đã đáp lại lời kêu gọi của
chính phủ rời bến Chelmbury với đủ thứ tàu : tàu kéo hàng, tàu đánh cá hay
xuồng máy, miễn là máy còn chạy nổi đều được kéo ra khỏi cảng, vượt eo biển để
lôi binh sĩ ra khỏi bãi biển, chở họ đến những tàu vận tải hay những chiến hạm
lớn không vào được chỗ đó. Dân chúng cố gắng cứu sống càng nhiều càng hay số
binh sĩ Anh thoát khỏi làn mưa đạn của quân Đức. ..
..
Frith
lắng nghe và cảm thấy lòng mình buồn như muốn chết. Chàng cho biết là chàng sẽ
vượt qua eo biển trên chiếc thuyền buồm nhỏ của chàng. Nó có thể chở được sáu
người mỗi chuyến, nếu cần thì bảy người. Chàng có thể chở nhiều chuyến từ bãi
biển ra tàu vận tải đậu ngoài khơi.
..
Cô gái còn trẻ, chất phác, vụng
dại. Em chưa hiểu gì về chiến tranh, hoặc về những gì đang xảy ra trên đất
Pháp, hoặc về ý nghĩa sự mắc bẫy của đoàn quân Anh, nhưng do linh tính cô gái
cũng biết ở nơi xa xôi đó thật nguy hiểm.
..
“Philip! Anh đi thật sao? Anh
sẽ không về được đâu. Mà sao anh lại phải đi?”
..
Cơn hăng say đang bồng bột
trong tâm hồn chàng tưởng chừng tan biến trước đợt đầu tiên của những câu nói
và chàng cố giải thích bằng những lời lẽ mà cô gái có thể hiểu được.
..
Chàng nói : “Binh sĩ bị lùa ra
bãi biển giống như những con chim bị săn đuổi, Frith ạ, như những con chim bị
săn và bị thương mà chúng mình vẫn thường bắt gặp và đưa về nơi trú ẩn. Bay
lượn trên họ là một bầy chim bằng thép, những con diều hâu, chim ưng, kên kên,
và họ chẳng biết nấp vào đâu để tránh những con chim sắt săn mồi ấy. Họ bị
thua, bị bão táp dồn đuổi, bị đe doạ như nàng công chúa đi lạc mà em đã bắt gặp
trong đầm lầy và mang đến cho tôi nhiều năm trước, và chúng ta đã cùng lo chạy
chữa. Cũng như bầy hoang điểu của chúng ta, những người lính đó cần được giúp
đỡ, em ạ. Và vì thế mà tôi phải đi, đó là điều mà tôi có thể làm được. Đúng,
tôi làm được mà. Ít ra là một lần - phải, ít ra là một lần tôi có dịp chứng tỏ
mình là đàn ông và có thể đảm nhận trách nhiệm của mình”.
..
Frith nhìn Rhayader trừng
trừng. Chàng như đã hoá thân. Lần đầu tiên cô gái thấy chàng không còn xấu xí,
tật nguyền nữa, trái lại chàng rất đẹp. Trong tâm hồn cô cũng sôi sục bao nhiêu
điều muốn được nói nên lời, nhưng cô không biết nói thế nào.
..
“Philip! Em sẽ đi cùng với
anh!”
..
Rhayader lắc đầu : “Em đi thì
con thuyền sẽ mất bớt một chỗ, do đó một người lính sẽ bị bỏ lại, rồi một người
nữa, và một người nữa. Anh phải đi một mình, em ạ”.
..
Chàng mặc áo mưa, đi giày ống
cao su và dong thuyền chạy. Chàng giơ tay vẫy gọi với lại : “Tạm biệt nhé! Nhờ
em săn sóc giùm lũ chim đến lúc anh về nghe Frith!”
..
Frith đưa tay lên, nhưng chỉ
tới lưng chừng thôi, vẫy lại : “Cầu xin Chúa che chở cho anh”, rồi cô vội giải
thích ngay bằng thổ ngữ Saxon. “Em sẽ săn sóc đàn chim. Cầu trời che chở cho
anh, Philip.”
..
Lúc đó đã vào đêm, trời sáng
dưới ánh sao, vừng trăng lưỡi liềm cùng ánh lửa cháy hồng từ phương bắc. Frith
đứng trên bờ đê, ngó theo cánh buồm trắng trên con lạch ngập nước triều dâng.
Bỗng nhiên từ vùng bóng tối phía sau cô gái, có tiếng cánh bay rào rào và có
một vật gì đó bay ngang qua sát bên cô. Trong ánh sao đêm cô thoáng thấy đôi
cánh trắng loé sáng, đầu cánh có đốm đen, và cái đầu chúi về phía trước của con
chim trốn tuyết.
..
Nó bay lên và lượn một vòng
quanh ngọn tháp để rồi bay xuôi theo hướng con lạch quanh co trên hồ và cánh
buồm của Rhayader đang lướt nhanh dưới làn gió lộng. Con chim bay chầm chậm
phía trên con thuyền theo hình vòng tròn rộng.
...
Còn nhìn thấy cánh buồm trắng
và cánh chim trắng trong một hồi lâu.
“Hãy trông chừng chàng, hãy che chở cho chàng”, Frith thì thào. Lúc cả hai cùng khuất bóng, cô gái quay lưng và uể oải cất bước, đầu cúi thấp, đi về hải đăng trống vắng.
“Hãy trông chừng chàng, hãy che chở cho chàng”, Frith thì thào. Lúc cả hai cùng khuất bóng, cô gái quay lưng và uể oải cất bước, đầu cúi thấp, đi về hải đăng trống vắng.
..
Đến đây câu chuyện được chắp
nhặt đây đó, và một trong những mẩu chuyện vụn vặt đó được thuật lại do lời
nhũng người lính đi phép trong quán Crown and Arrow, một quán rượu gần thánh
đường East Chapel.
..
“Một con ngỗng, một con ngỗng
tuyệt đẹp đã cứu tôi”, anh binh nhì Potton thuộc Ngự Đoàn bộ binh thành Luân
Đôn nói.
..
“Xì”, người lính pháo thủ có
đầu gối cong, tỏ vẻ không tin.
..
“Đúng là một con ngỗng, tôi
chắc mà. Này Jock, cậu cũng trông thấy nó như tôi, đúng không? Nó bay xuống từ
đám khói mịt mù, nồng khét của chiến trường Dunkirk (Dunkerque), lơ lửng trên
đầu bọn này. Lông nó trắng, đầu cánh có đốm đen, và nó lượn xung quanh bọn này
như một phi cơ phóng pháo mắc dịch nọ. Jock thấy thế mới nói : “Tiêu rồi, Thần
chết đến tìm bọn mình đó.”
...
“Bậy nào”, tôi cãi, “đây là con
ngỗng lông hồng, từ quê hương mình bay sang mang theo thông điệp của ông
Churchill, ông ta muốn biết tụi mình đang thưởng thức cái thú tắm mát này ra
làm sao. Đây là một điềm báo, đúng mà, dù là điềm báo đầy máu. Rồi thế nào bọn
mình cũng thoát mà, bạn ơi.”
..
“Tụi mình đang bị nướng chín
trên bãi biển nằm giữa Dunkirk và Lapanny, giống như một xâu chim câu óng chuốt
bên bờ hồ Victoria, đang chờ lão đồ tể Jerry đến vặt lông làm thịt. Chắc chắn
hắn sẽ ăn sống nuốt tươi bọn mình. Hắn theo bén gót mình, thúc cạnh sườn mình
và ngay trên đầu mình. Hắn sẽ cho mình một phát đạn ghém và tặng mình tước vị ,
và từ trên vòm trời trong sáng lũ quỷ Jittersmiths sẽ rắc tiêu lên đầu mình”.
..
Và ngoài khơi có chiếc Kentish
Maid, chiếc tàu chở du khách mà tôi đã đáp nhiều chuyến đi Margate(12) trong
dịp hè, giá vé hai đồng sáu hào, đang chờ đón tụi tôi, nó đậu chỉ cách chỗ bãi
biển đang lâm chiến chừng nửa dặm đường.
..
Trong lúc tụi tôi nằm trên bãi
biển thì chỉ còn biết chửi thề thôi vì không có cách nào ra được chỗ tàu đậu,
một chiếc Stuka(13) nhào xuống con tàu, một chuỗi bom rơi dọc bên hông tàu,
khiếnnước tung lên trông như những vòi nước vọt trong vườn hoa các dinh thự, có
điều là ở vườn hoa thì các vòi nước phun lên đều đều.
..
Rồi một chiếc khu trục hạm ló
ra bảo chiếc Stuka : “Đừng có làm thế”, bằng những tiếng nổ lạch tạch, đùng
đùng, nhưng một chiếc Jerry khác lại nhào xuống chiếc khu trục hạm và ném bom
trúng. Khiếp! Nó nhảy tưng lên! Nó bốc cháy trước khi chìm, rồi khói, mùi khét
lẹt tạt vào tận bãi biển, khói vàng, khói đen, và trong đám khói ấy xuất hiện
con ngỗng sáng rực, nó lượn quanh chúng tôi đang nằm mắc kẹt trên bờ biển.
..
Thế rồi, từ một khúc biển uốn
quanh xuất hiện một chiếc thuyền nhỏ vấy máu, chạy thật thanh thản tựa như một
chiếc du thuyền rực rỡ nhàn nhã rong chơi vào một buổi chiều chủ nhật trên hồ
Henlye.
..
“Ai đó?” một người thường dân
hỏi.
..
“Tôi đây! Tôi đến để cứu các
anh đây”. Con thuyền đã vô sự vượt qua làn mưa đạn súng liên thanh từ một chiếc
máy bay trong phi đội phóng pháo Đức dội xuống - trước đó nửa giờ một chiếc
thuyền gắn máy ở Ramsgate đã cố vào chuyển chúng tôi đi và đã bị bắn chìm - mặt
nước ngầu lên vì vết đạn cày, nhưng gã lái thuyền như không lưu ý tới, chắc
chắn là gã không thèm lưu ý tới. Làm gì có xăng nhớt mà sợ bị máy bay phát nổ,
và cứ thế nó len lỏi qua những mũi đạn chúc xuống rào rào.
..
Từ trong làn khói đen của chiếc
tàu bốc cháy rẽ vào chỗ cạn, có một anh chàng nhỏ thó, đen đúa, có râu, một bên
cánh tay có tật giống như chiếc móng chim, và một cục bướu trên lưng.
..
Gã gù cắn chặt sợi dây giữa hai
hàm răng, sợi dây trắng bóng giữa bộ râu đen rậm, ngồi đằng đuôi lái gã vẫy
chúng tôi lại. Và ngay trên đầu là cánh chim lực lưỡng lượn qua lượn lại.
..
Thấy thế Jock nói : “Coi kìa,
điên thật rồi. Đúng là loài quỷ dữ đến rước mình đi. Chẳng thà trúng đạn chết
mất ngáp còn hơn là trông thấy nó”.
..
“Bậy
nào”, tôi cãi, “tôi thấy hắn ta giống ông Thiện chứ không phải loài quỷ dữ”.
..
Mà thật thế trông hắn ta giống
những bức hình in trong những cuốn sách giáo lý với khuôn mặt trắng, và ngay cả
con thuyền quái quỉ của hắn nữa.
“Tôi có đủ chỗ cho bảy người mỗi chuyến”, hắn hô lên khi chiếc thuyền ghé lại gần.
Vị sĩ quan chỉ huy chúng tôi đáp : “Anh can đảm lắm! … Bảy cậu gần thuyền nhất, lên đi!” ...
“Tôi có đủ chỗ cho bảy người mỗi chuyến”, hắn hô lên khi chiếc thuyền ghé lại gần.
Vị sĩ quan chỉ huy chúng tôi đáp : “Anh can đảm lắm! … Bảy cậu gần thuyền nhất, lên đi!” ...
..
Chúng tôi lội ùa ra tới bên
thuyền hắn. Tôi mệt đến nỗi không leo lên được cạnh thuyền, nhưng hắn nắm lấy
gáy áo tôi mà lôi lên, miệng nói : “Ráng lên nào, anh bạn”, rồi người kế tiếp
leo lên.
....
Thế là tôi lên được. Chà, hắn
mới khoẻ làm sao chứ. Rồi hắn kéo buồm lên, một cánh buồm lỗ chỗ đạn súng máy
giống như chiếc sàng sảy lúa, và hắn hô ta : “Ngồi cả xuống lòng thuyền, mấy
chú, phòng trường hợp dọc đường có gặp thêm đồng đội của mấy chú chăng”, và rồi
chúng tôi rời khỏi bờ, hắn ngồi đằng sau lái, răng cắn chặt sợi dây thừng,
chiếc tay khoèo hình móng chim nắm giữ một sợi khác, tay phải bẻ lái và rồi con
thuyền lướt sóng ra khơi, chạy len lỏi giữa những viên đạn làm tung toé nước,
từ một ổ súng đặt ở một nơi nào đó trong bờ biển bắn ra. Và cánh ngỗng lực
lưỡng lượn đi lượn lại, kêu quàng quạc át cả tiếng gió và tiếng huyên náo mà
quân Đức đang tạo nên, giống như ngày đại hội khiêu vũ hoá trang trên đường phố
thành Winchester.
Tôi đã bảo anh rằng con ngỗng kia là điềm lành mà”, tôi nói với thằng Jock.
“Nhìn hắn mà xem, hắn là ông Thiện tới cứu mình mà”.
Tôi đã bảo anh rằng con ngỗng kia là điềm lành mà”, tôi nói với thằng Jock.
“Nhìn hắn mà xem, hắn là ông Thiện tới cứu mình mà”.
....
Hắn
ngồi ở chỗ tay lái, ngước nhìn lên cánh ngỗng, răng cắn chặt sợi dây thừng, và
mỉm cười với con ngỗng như đã từng quen biết nó từ lâu.
....
Hắn đem chúng tôi ra tới tàu
Kentish Maid rồi lại quay thuyền đi chở chuyến khác. Suốt buổi chiều và luôn cả
đêm hôm đó nữa hắn chở được rất nhiều chuyến, vì cả vùng trời Dukirk cháy sáng
rực nên có thể nhìn thấy rõ như ban ngày. Tôi không rõ hắn đi được bao nhiêu
chuyến, nhưng hắn và chiếc du thuyền có gắn máy hảo hạng của hội bơi thuyền
Thames Yacht Club và một chiếc tàu cấp cứu khác từ bến Poole tới đã hè vào chở
hết bọn tôi, không sót một tên nào, ra khỏi cái dải đất đặc biệt của vùng hoả
ngục ấy.
....
Tàu nhổ neo khi người cuối cùng
trong bọn tôi đã lên, có tới trên bảy trăm mạng nhét trên con tàu được đóng để
chở chừng hai trăm người. Hắn hãy còn ở lại đó khi chúng tôi khởi hành, hắn vẫy
tay từ giã chúng tôi và lại quay mũi theo hướng Dunkerque, con ngỗng vẫn bám
sát theo hắn. Trông thật ngộ nghĩnh, cánh chim lực lưỡng bay quanh chiếc du
thuyền của hắn, cánh chim loé ngời lửa đạn, tựa như một vị thiên thần trong
trắng bay lượn giữa đám khói lửa mịt mờ...
....
Một chiếc Stuka dọc đường lại
tấn công chúng tôi thêm một lần nữa, nhưng anh chàng phi công ý hẳn đã thiếu
ngủ từ nhiều đêm trước nên oanh kích hụt đích. Tảng sáng chúng tôi về đến nước
nhà bình an vô sự.
..
Sau đó tôi không biết số phận
hắn ra sao, hoặc hắn là ai – cái anh chàng gù lưng với chiếc thuyền buồm bé nhỏ
của hắn. Anh chàng đó thật là can đảm và tốt bụng lạ thường”.
..
“Chà”, người lính pháo thủ nói,
“một cánh chim lực lưỡng và hung hung đỏ, có ai biết không nào?”
..
Một vị sĩ quan hải quân trừ bị,
trong bốn ngày cuối cùng của cuộc triệt thoái, đã bị thiệt hại mất hai chiếc
tàu kéo lưới Brixham và một chiếc tàu rà mìn Yarmouth được đặt dưới quyền chỉ
huy của ông, lên tiếng hỏi : “Bác có nghe nói gì tới huyền thoại khó mà tin
được về một con ngỗng hoang không nhỉ? Nó hết bay lên rồi lại bay xuống dọc
theo bãi biển. Mà bác cũng thừa biết loại chuyện đó thường xảy ra như thế nào
rồi. Có một số binh sĩ tôi chở từ Dunkerque về bàn tán mãi chuyện đó. Con ngỗng
xuất hiện trong những ngày cuối cùng từng chập một giữa khoảng Dunkerque và
Lapanne. Ai mà may mắn được nhìn thấy con ngỗng là kể như sau đó thế nào cũng
được cứu thoát. Bác thừa biết, cái lối nửa hư nửa thực ấy mà…”
..
“Hè…ừ…ừm”, trung tá Brill
Oudener nói, “một con ngỗng hoang à. Theo tôi thấy thì nó đã được dạy cho thuần
thục rồi. Một thứ chi tiết vô cùng kỳ lạ. Bi đát nữa, hiểu theo một cách khác.
Và thật may cho chúng tôi. Để tôi kể cho bác nghe. Đó là chuyến thứ ba trên
đường về. Vào khoảng sáu giờ chiều chúng tôi nhìn thấy một chiếc thuyền nhỏ
trôi giạt, trên thuyền dường như có một người hay một cái xác người nào đó, và
một con chim đậu trên mạn thuyền.
..
Khi tới gần, chúng tôi bèn đổi
hướng tàu để lại xem có chuyện gì. Trời đất ơi, đúng là một người. Hay đúng ra,
trước đó đã là một người. Tội nghiệp hắn! Bị trúng một phát đạn liên thanh, nói
thế là bác cũng đủ hiểu rồi. Bị nặng lắm! Đầu gục xuống nước. Con chim, một con
ngỗng, loài ngỗng đã được huấn luyện thành thục.
..
Chúng tôi ghé lại gần, nhưng
khi một người trong bọn chúng tôi định leo lên thuyền thì con chim kêu rít lên
va dang cánh ra đập hắn. Không lấy được xác gã kia ra. Bất thần, Kettering, một
chú lính trẻ theo hộ vệ tôi, thét lên, giơ tay chỉ xuống mạn tàu bên phải. Một
trái thủy lôi bập bềnh sát bên. Trái thủy lôi khủng khiếp của bọn Đức. Nếu
chúng tôi đi thẳng thì thế nào cũng đụng nhằm trái thủy lôi đó rồi. Chúng tôi
lái tránh cho trái thủy lôi dạt ra xa. Khi nó đã giạt ra xa, cách chiếc xà lan
cuối đoàn chừng một trăm thước, thì mấy anh lính lấy súng nhắm bắn cho nó nổ
tung lên.
..
Khi chúng tôi quay lại tìm kiếm
chiếc thuyền trôi giạt thì nó đã biến đâu mất. Chìm rồi. Thủy lôi nổ, rung
động, làm thuyền lật, bác biết đấy. Kéo theo cả cái gã kẹt trong thuyền. Tựa
như gã cột người gã vào với chiếc thuyền. Con chim bay lên và lượn vòng quanh.
Nó lượn ba vòng tựa như một chiếc máy bay lượn chào làm chúng tôi sững sờ hồi
lâu. Rồi nó bay về hướng tây. Cũng may cho chúng tôi đã lên boong xem, nếu
không thì sao nhỉ? Mà cũng ngộ là bác đã đề cập tới chuyện con ngỗng đó”.
..
Fritha ở lại một mình trong hải
đăng nhỏ bé trên vùng đồng lầy rộng lớn, săn sóc những con chịm bị xén lông
cánh còn ở lại. Cô chờ đợi mà chẳng biết mình chờ đợi gì. Những ngày đầu tiên
cô hay lên bờ biển ngóng chờ, dù cô đã biết là uổng công vô ích. Sau đó cô thơ
thẩn đi khắp các căn buồng để đồ trong hải đăng, nơi chất đầy những bức hoạ
trên đó Rhayader đã mô tả lại tất cả những cảnh trí cùng những tác động của ánh
sáng trên vùng đất hoang vu và vẻ đẹp huy hoàng của các loài dị điểu sống nơi
đó.
..
Trong số tranh ấy cô gái tìm
thấy bức chân dung Rhayader vẽ mình theo ký ức, đã nhiều năm về trước, hồi cô
còn là một cô bé nhỏ xíu, nhút nhát, đầu tóc rối bù đứng bên ngưỡng cửa, ghì
chặt trong lòng con chim trốn tuyết bị thương.
..
Bức họa và những gì cô gái nhận
thức được đã khiến cô xúc động như chưa từng xúc động, vì Rhayader đã gửi gắm
rất nhiều tâm hồn chàng vào đấy. Lạ thay, đó là lần duy nhất chàng vẽ con chim
trốn tuyết, con vật lạc loài, bị bão táp xô giạt đến từ miền đất lạ, con vật đã
mang tình bạn đến cho cả hai người, và chính con vật ấy, cuối cùng đã trở lại
báo cho cô biết là cô sẽ không bao giờ còn gặp lại chàng nữa.
..
Khá lâu trước khi con chim trốn
tuyết từ vùng trời phía đông ửng hồng sà xuống lượn vòng quanh hải đăng như ngỏ
lời chào vĩnh biệt, Fritha nhờ sự linh cảm mẫn tiệp sẵn có trong cô đã biết
trước là Rhayader sẽ không bao giờ về nữa.
..
Cũng chính vì thế, vào lúc trời
chiều, nghe tiếng chim kêu lảnh lót quen thuộc từ trời cao vọng xuống, lòng cô
không trải qua một giây phút hy vọng hão huyền. Giây phút ấy, dường như cô đã
từng sống qua rất nhiều lần, nên không còn ảo vọng.
..
Cô gái hối hả chạy ra bức
trường thành, đôi mắt không hướng ra phía eo biển xa vời mà từ đó một cánh buồm
có thể xuất hiện, nhưng lại ngước lên vòm trời đỏ rực mà, từ đó, con chim trốn
tuyết rơi thẳng xuống như một hòn đá. Cánh chim từ trời cao rớt xuống, tiếng
kêu não nùng của nó, và sự cô quạnh vây bọc quanh cô, đã phá vỡ con đập ngăn
giữ mọi xúc cảm trong cô, thả tung mối tình không ngăn giữ được, không chối cãi
nổi, tuôn trào thành suối lệ.
Một linh hồn hoang dã kêu gọi một linh hồn hoang dã khác, cô có cảm tưởng như mình đang bay theo cánh chim to lớn bay vút lên vòm trời chiều và lắng nghe lời Rhayader nhắn nhủ.
Trời đất như vang vang lời nhắn gửi và cô rung rung theo hoà âm đó với một cường độ vượt quá sức cô. “Frith, Fritha! Frith, em yêu. Vĩnh biệt nhé, người em yêu dấu”. Đôi cánh trắng, có đốm đen, như quạt vào lòng cô những lời âu yếm ấy, và lòng cô đáp lại : “Philip, em yêu anh”.
Một linh hồn hoang dã kêu gọi một linh hồn hoang dã khác, cô có cảm tưởng như mình đang bay theo cánh chim to lớn bay vút lên vòm trời chiều và lắng nghe lời Rhayader nhắn nhủ.
Trời đất như vang vang lời nhắn gửi và cô rung rung theo hoà âm đó với một cường độ vượt quá sức cô. “Frith, Fritha! Frith, em yêu. Vĩnh biệt nhé, người em yêu dấu”. Đôi cánh trắng, có đốm đen, như quạt vào lòng cô những lời âu yếm ấy, và lòng cô đáp lại : “Philip, em yêu anh”.
..
Có một lúc Frith đã tưởng là
con chim trốn tuyết sắp hạ cánh trong khuôn vườn, khi những con ngỗng bị xén
cánh kêu vang lời chào đón. Nhưng nó chỉ sà xuống thấp rồi lại bay vút lên,
luợn một vòng tròn rất đẹp mắt, quanh ngọn hải đăng cổ xưa một lần nữa rồi bay
lẩn trong đám mây cao vút.
Nhìn cánh chim bay vút lên cao, Frith không còn thấy hình ảnh con chim trốn tuyết nữa, mà chỉ thấy linh hồn của Rhayader đến giã biệt cô gái trước khi chắp cánh bay vào cõi hư vô.
Nhìn cánh chim bay vút lên cao, Frith không còn thấy hình ảnh con chim trốn tuyết nữa, mà chỉ thấy linh hồn của Rhayader đến giã biệt cô gái trước khi chắp cánh bay vào cõi hư vô.
..
Cô gái không còn bay theo cánh
chim nữa mà trở lại buộc ràng trên mặt đất. Cô dang hai cánh tay giơ lên trời,
những ngón chân nhón cao, với theo, miệng kêu lên : “Xin trời đưa dẫn anh, ra
đi êm đẹp nhé, hỡi anh Philip của em!”
..
Nước mắt Frith như khô cạn. Khi
bóng chim mịt mù, cô còn đứng đó, âm thầm ngó lên trời cao trong một hồi lâu.
Rồi cô trở lại ngọn hải đăng tìm lấy bức chân dung Rhayader đã vẽ mình. Ghì
chặt bức hoạ vào ngực, cô trở về nhà, đi dọc theo con đê ven bờ biển cả.
..
Đêm đêm, trong nhiều tuần kế
tiếp sau đó, Frith còn trở lại hải đăng cho lũ chim bị xén lông cánh ăn. Rồi
vào một buổi sớm mai, một phi công Đức trong một phi vụ lúc trời chưa sáng tỏ
đã lầm tưởng ngọn hải đăng cũ hoang phế là một mục tiêu quân sự đang hoạt động
nên nhào xuống như một cánh chim ưng bằng thép và bắn phá ngọn hải đăng cùng
tất cả những gì còn lại trong đó tan thành cát bụi.
..
Tối hôm đó, khi Fritha trở lại,
sóng biển đã ùa qua những bức tường sụp đổ và bao phủ lên tất cả. Không còn gì
sót lại khả dĩ làm cho giảm bớt quanh cảnh ảm đạm thê lương. Không một cánh
chim nào trong vùng đồng lầy dám trở lại. Chỉ có những con hải âu dạn dĩ chập
chờn bay lượn, nức nở kêu thương quanh nơi chốn cũ – nơi mà khi vầng thái dương
mới ló còn là ngọn hải đăng xưa.
..
HẾT..
(N T sưu tầm).
(N T sưu tầm).