Monday, April 28, 2014

xem tranh TTM

(BÀI SƯU TẦM)
..
XEM TRANH THÂN TRỌNG MINH
.
Võ Công Liêm Nhận Định
.)
...
..TRANH THÂN TRỌNG MINH
 ‘Mặt Nhìn Mặt /Face to Face’.
Khổ 12’ X 15’ Oil trên giấy. 12/2012. Bản tác giả ký tặng vcl SGN 3/2014   
...
Một trong những điều tôi ghi nhận ở Thân Trọng Minh là ngữ ngôn trong tranh của anh. Lần đầu tiên đối thoại, tôi nhận thức được sự chia sẻ qua từ ngữ của người vẽ – from the first conversation we had, I was aware of the shared vocabulary of the painter. Đó là cái nhìn chứng minh giữa họa sĩ và người xem tranh. Một ghi dấu trong tôi với một không khí ấm cúng (warm air) một không gian trong sáng (clear space) nằm sau một con hẻm nhỏ THĐ, Sàigòn. Ở đây Thân Trọng Minh trải rộng tấm lòng của một người nghệ sĩ đúng cách, một tinh thần không pha trộn tạp nham giữa đời thường. Trung thực ở chỗ đó. Họ Thân có một chiều dài quá trình nghệ thuật – nhất là hội họa – anh giải thích ngắn gọn; nghĩa là không phô diễn một thoả mãn nào nơi cái ‘tôi’, anh chỉ tỏa ra một sự bằng lòng riêng anh, mặc dầu bên anh là một bề bộn ngổn ngang; chi tiết hóa phương cách hoạt động làm việc là một cái bàn bày biện đủ mọi thứ, cái ‘mixed’ đó là ảnh hưởng phần nào sắc màu ở trí tuệ của một người yêu vẽ.
Kỹ thuật hết sức riêng không qua một trường lớp và cũng không thể mất đi một năng khiếu thiên bẩm, nó có một tác động máy móc (mechanics) nghĩa là tranh Thân Trọng Minh sắc bén như nghe có tiếng động (sound of art) bên tai. Tôi đã tá hỏa (astonished) trước những họa phẩm; theo sau đó như một diễn từ của hội họa. Thân Trọng Minh có một thứ ngôn ngữ riêng: ngôn ngữ hội họa. Vẽ là ngữ điệu của tai, mắt, màu sắc, hình ảnh tạo nên tiếng động đó là một kết cấu (texture), ghi chú màu sắc (notes of color) quết sệt lên bố (impasto), quét cọ cứng, cọ mềm và cứ thế mà làm nên. Cùng lúc đó tôi đã nhận ra Minh thể hiện một cách trong sáng, một bố cục chặc chẻ pha giữa Đông và Tây trong tranh. Tình hữu nghị đó đem lại cho chúng tôi một cảm thức sâu xa và trầm lắng. Một chiều hướng rất tự nhiên (natural inclination).

Thân Trọng Minh dẫm bước vào một hành trình hội họa như một khám phá, một sáng tạo cực kỳ mới mẻ của hoạ phái, chuyển biến từ hội họa sang kịch tính như anh đã vẽ và viết. Rất ít những họa nhân ngày nay như thế; dù có những trường hợp tương tợ nhưng giữa hai khía cạnh đó không còn ăn nhập vào nhau hay hiện ra một cái gì gần gũi; vô hình chung làm cho văn lẫn võ loãng chất thấy rõ. Xem tranh Thân Trọng Minh như đọc một lý luận. Cái khó của người họa sĩ đương đại là vai trò hiện thực. Cái phơi mở của họ Thân ở một ‘gallery’ là gây ấn tượng đậm nét đến người xem tranh bên cạnh những họa nhân khác.

 Cái bắt mắt của người xem là thấy được chiều sâu của tranh. Tranh Thân Trọng Minh điềm nhiên lạ! Không thể đem ra so bì với họa phái. Minh mở đường cho một lối đi khác để tìm cho mình cách diễn đạt mới, trừu tượng, siêu thực, quá thực… bao gồm trong một chủ nghĩa hiện đại (modernisme) rồi đi tới chủ nghĩa hậu hiện đại (post-mordernisme), bởi; nói đến hiện đại đã cho tôi nghĩ về thời kỳ quá độ của hiện đại, kể cả chủ nghĩa tượng trưng(symbolisme)có nghĩa là tạo một bức tranh hoành tráng đầy âm thanh và cuồng nộ ở đầu thế kỷ 20; đưa hội họa lên tới tột đỉnh của thời hiện đại, đáng kể là trừu tượng biểu hiện (abstract empressionnism) do đó; không thể sắp xếp anh ảnh hưởng trường phái này hay khuynh hướng nọ một cách cẩu thả cho một họa nhân thời đại như thế. Thân Trọng Minh tuyệt đối không chịu ảnh hưởng một ai.

Anh độc lập như kẻ tiên phong. Là; cốt cách của người vẽ hôm nay. Trong lần đối thoại và xem tranh Thân Trọng Minh cho tôi một nhận thức về giá trị nghệ thuật; ở chỗ tranh của Thân không nhắm vào đề tài cái đẹp của một bức tranh mà đi vào cái đẹp nằm trong chất liệu, bút pháp, linh động và uyển chuyển qua đường nét và màu sắc hòa hợp. Một thể hiện thực tại, biểu đạt một hình thái ‘cách riêng’ dưới cái nhìn của người họa sĩ. Trước đây Thân Trọng Minh vẽ theo đam mê hứng khởi (spontaneousness), bây giờ họa sĩ ở tuổi ngoài 70 mới thấu hiểu đích thực hình tượng của sinh vật và nghe được những tiếng động trong tranh mà bấy lâu nay trong dáng trầm tư đó chưa nói nên lời hay đã nói nên lời. Tôi nghĩ vậy. Trong lần nói chuyện Minh nói: ’làm nghề thầy thuốc là chức năng, bổn phận nhưng hội họa là đam mê say đắm trong tôi.

Anh nói tiếp: ’xong một tác phẩm thấy ‘sướng’ chi lạ!’ Câu nói chân tình nhưng mãnh liệt và sống thực vô cùng. Với tôi; ở lãnh vực nào cũng thế bản chất trung thực là thực tướng. Thân Trọng Minh không ra khỏi phạm trù đó. Anh nuôi dưỡng nghệ thuật như nuôi dưỡng sự sống, điều cần thiết là gắng liền với nhau. Sức sáng tạo của một y sĩ như Thân Trọng Minh quả lớn lao, anh đan giữa nghề nghiệp và nghệ thuật song hành như một kỵ sĩ không đầu trước đường gươm.Thân Trọng Minh dung hòa và tiết điệu một cách ổn thỏa, không chạm vào cái ‘être’ và cái ‘non-être’ Bởi; Thân Trọng Minh hiểu sự đam mê của mình hơn là trọng tâm. Anh ngầm hiểu tất cả là hư vô. Vẽ chỉ là giải thoát cho một nội tại bức xúc để trở về với như nhiên.
Chừng một đống tranh trên dưới 100 miếng vẽ dầu, chưa kể một số bố dầu cở trung và cở tiểu dưới nhiều thể tài khác nhau. Họ Thân mời tôi dùng trà để nghe tranh nói, tiếng nói của anh hòa vào nhau như cung bậc, như chia sẻ ngọt bùi, mỗi đường cọ trên tranh réo rắc như tiếng tơ đồng; tranh Thân Trọng Minh có ẩn chứa thơ: tự do, siêu thực, tân hình thức, đặc biệt thể tranh-thơ không vần là dữ liệu độc đáo cho bộ môn mỹ thuật ngày nay. Tranh tĩnh vật lại một điểm khác có chất Thiền (Zen) và Bát Nhã (Phật) trong tranh làm người xem nặng phần tư duy về bí truyền hội họa của Thân Trọng Minh.

...
Thân Trọng Minh luôn luôn say mê vào những đường gạch ngang dọc trong tranh, những đường kẻ trên giấy trắng, những đường rạch nguệch ngoặc vô cớ hoặc một phớt mỏng tợ như phát thảo không rõ nét bỏ lại trên tranh vẽ một màu sắc siêu thực hay một dấu hiệu mơ hồ của trường phái siêu tưởng (abstract expressionist). Một thúc đẩy nội tại được tìm thấy khi đối diện trên bố trắng, tất cả là triệu chứng của người ‘ghiền’(addiction) cho một người ham hố khi thấy được một mặt phẳng trơn tru như gợi ý và biến hóa một cách hấp dẫn với màu sắc, nhảy vọt trong trí anh; dữ kiện đó anh ghi nhớ từ buổi đầu đến trường và ấp ủ đó đuổi theo cho tới bây giờ. Hình ảnh, màu sắc là giấc mơ thần tiên tuổi nhỏ cũng như tuổi vào đời ám ảnh kịch liệt để làm sao vẽ được cái sống như mơ. Thể hiện đó đã lên trong tranh như một ẩn giấu, tiềm tàng đối với Thân Trọng Minh. Tĩnh vật hoa là ký ức mơ về, cái mơ về của con nhà Phật đó là dòng thời gian trôi chảy, mặc dầu hoàn cảnh xã hội qua những biến đổi nhiễu nhương nhưng không đánh đổi cuộc đời với họ Thân, dẫu có thay đổi nhưng Minh không thể thay đổi với người yêu ‘bé bỏng’ hội họa, bởi; tình yêu đó là một tri thức hiện thể (une connaissance). Làm tôi nhớ câu nói của Léonard da Vinci :’toute grande passion est fille d’une grande connaissance’. Có thể là một tương quan nào đó đối với họa sĩ Thân Trọng Minh. Tôi nghĩ vậy.
..
Lạ thay! Trong rừng tranh giấy, bố choáng ngợp sắc màu, đường nét phá cách đủ mọi dạng biểu hiện của trí tuệ. Tôi không thấy ở Thân Trọng Minh tranh khỏa thân, tranh phụ nữ loã thể, phụ nữ tắm trần, phụ nữ nghiêng mình, tranh dục tính, tranh hôn hay tranh ‘chơi nhau’. Lạc ở đâu? Hay đôi mắt hỏa mù của tôi mà không nhận ra ‘nude or unnude’ trong tranh họ Thân. Cái đặc chất của người họa sĩ khi phô diễn nghệ thuật màu sắc đã là dục tính: cái nhầy nhụa, nhẽo nhẹt, dính tay, ươn ướt ở đầu mấy ngón tay của sơn dầu làm kích thích khi vẽ, chen lấn giữa hình hài vô thể dù là hữu thể, bởi tiếng nói của hội họa phát biểu cái sự đông cứng trong một nội thức phơi mở của tính dục (sexsual) đợi gì phải vẽ trần mới thấy ở lỗ; cái siêu lý ngữ ngôn đó mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã diễn tả cái trần truồng qua một vài câu thơ sống động đủ để người đọc giựt mình hay tê điếng; Thân Trọng Minh cũng phát huy ‘truồng’ trong cùng một ý thức đó. Cái tư thế trầm mặc của Thân họa sĩ chính là đối tượng hữu thể tạo cái sự mơ-về của hư cấu trí tuệ hiện đại (Freud: Inventor of the Modern Mind). Nói không ngoa; tôi nhận thức từ đó mà thấy được lõa thể trong tranh Thân Trọng Minh. Học vẽ (selftaught) là lấy phối cảnh cuộc đời (perspective) để đi vào hiện thực (reality) và tạo cái đắc ý phớt mỏng trí tưởng (imagination). Nhại câu nói của Descartes; ‘tôi vẽ; tất tôi hiện hữu / I draw; therefore, I am’. Tôi và Thân Trọng Minh đồng tình trong tư duy này. Bên ngoài; lúc đó gió thổi mạnh muốn sập nhà! ‘Hoàn tất một tác phẩm tôi sướng chi lạ’. 
...
Họ Thân nói. Có cần xem tranh khỏa thân của Thân Trọng Minh qua câu nói này? Tôi lạc giữa rừng tranh là ở chỗ đó! Xem tranh của những nhà danh họa xưa và những họa sĩ ngày nay; xưa nay hẳn khác nhau vô cùng. Xem tranh xưa là cả một suy tư rộng lượng và giải thoát. Xem tranh ‘đương đại’ là một cái ‘tối’ để hội nhập. Thế nhưng họa sĩ Minh đã đọng lại trong tôi một ý thức xem tranh với một giá trị tiêu biểu hơn, một đắn đo tâm não để THẤY (là nhận biết / acknowledge), để NGHE (là tác động sinh lý / physiology). Cho nên chi việc xem tranh thuộc về trí chớ đâu phải ngắm hoa đẹp mà ‘triển lãm’. Khó!
Cái giới tính trong tranh của Thân Trọng Minh là đồng lõa với bản năng để có một lý lẽ đích thực thế nào là nam tính, thế nào là nữ tính, một tổng hợp hai hệ tính đưa tới đồng tính. Nói vậy có tính cách võ đoán cho họa nhân mà ảnh hưởng đôi phần về nhận định cho họa sĩ Minh, bởi; cái chất vô-lượng-tính trên dao trét, trên ngọn bay lước, trên cây cọ phết, trên chổi quét là tạo nên hình ảnh hòa nhập trong tranh. Để rồi; từ đó Thân họa sĩ tha hóa với chính mình để ‘làm tình / make love’ lên tranh vẽ. Dựa vào đó cho ta thấy, về sau; anh chuộng sắc đen làm nền, làm đường nét để biểu lộ một cái gì ‘beyone’ mà họa sĩ Minh đang trầm mình vào giới tính đó; không phải một thứ giới tính xác thịt mà một thứ giới tính cảm thông giữa nghệ thuật và tình yêu. Theo sự vụng nghĩ của tôi; chất màu đen rải rác trong tranh là chứa cái dâm tính đồng hóa giữa vật và người. Thân Trọng Minh lấy RẮN là biểu tượng cho ái tình, lấy CÁ là biểu tượng cho thức tỉnh, lấy HOA là biểu tượng cho khoái cảm (bức Đàn Ông và Đàn Bà.2011) là một dục tính khoái cảm của ‘69’. Ngay cả tĩnh vật hoa lập lại nhiều lần là tự nói ‘tôi vẽ tất tôi hiện hữu’ với sắc dục. Nhà sư chơi hoa là hướng dục, hoạ sĩ vẽ hoa là tơ vương. Tây cho rằng ‘văn tức là người’ thì ‘họa là thể tính của người’ là mô thức, là cái cách riêng ‘life-style’ của mỗi cá nhân trong văn thơ họa nhạc đều có bản chất giới tính, nhưng ít ai nói ra điều này. Vì đó là sắc giới của người nghệ sĩ.
...

...
..
Trong lần gặp gở thoáng chốc đó; so với tuổi đời chúng tôi, thời phải có một giao hưởng dài lâu, nhưng đây là một cơ duyên hạnh ngộ để được nhìn thấy nhau. Cảm nhận này làm tôi liên đới tới câu kệ của Bồ-Đề-Đạt-Ma. Không cần đem một lý giải gì để nói lên cảm thông mà vốn nó đã nằm trong cái ‘tâm truyền tâm’ vô hình nhưng tác động. Ngần ấy cũng đủ chứng minh giữa chúng tôi đã trao đổi trọn vẹn tâm và ý.
Xem tranh Thân Trọng Minh, với tôi; là một giải thoát nội tại, không còn gì uất ức, mơ hồ mà hiện thực giữa đời đang sống.
..
TÁC GIẢ: VÕ CÔNG LIÊM
....
(NGUỒN: TRANG VĂNHỌCNGUỒNCỘI)..